Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2)
Ngày 25/06/2020 09:22 | Lượt xem: 726

  • SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người bằng cách liên kết với enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) ở tim và phổi. ACE2 đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa thần kinh thể dịch của hệ tim mạch và sự gắn kết của SARS-CoV-2 với ACE2 có thể dẫn đến tổn thương của đường dẫn tín hiệu ACE2 gây tổn thương cơ tim và phổi cấp tính.

  • Đáp ứng viêm hệ thống – đặc trưng bởi phản ứng viêm cấp tính và cơn bão cytokine, dẫn đến tổn thương cho đa cơ quan và gây ra suy đa tạng.
  • Tăng chuyển hóa, thiếu oxy gây tổn thương tế bào cơ tim – khi bị nhiễm trùng hệ thống và tình trạng thiếu oxy do suy hô hấp cấp có thể làm rối loạn cân bằng cung cấp oxy của cơ tim và dẫn đến tổn thương cơ tim cấp.
  • Tình trạng tăng viêm, tăng đông và tăng huyết áp gây căng vỡ nội mạc động mạch vành và có thể làm nứt vỡ mảng vữa xơ dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp.
  • Mất cân bằng điện giải có thể xảy ra trong bất kỳ bệnh bệnh toàn thân nặng nào và cơ thể gây rối loạn nhịp tim. Cần chú ý hiện tượng hạ kali máu trong bệnh cảnh COVID-19, do tương tác của SARS-CoV-2 với hệ thống renin-angiotensin-aldosterone.
  • Bệnh nhân béo phì là đối tượng có nguy cơ thở máy và tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2, cần phải có biện pháp can thiệp dự phòng.

Hình 2. Tổn thương cơ tim mạch do nhiễm SARS-CoV-2

  1. Một số hướng điều trị COVID 19

Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đang tăng nhanh trên toàn thế giới. Thế giới còn phải chờ nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm mới có thể tìm ra được vaccine hay các thuốc điều trị đặc hiệu. Những bệnh nhân tim mạch vẫn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn, vận động và điều trị các thuốc như hiện tại cho đến khi có khuyến cáo mới.

Thế giới đang chứng kiến những hướng đi để tìm ra những điều trị đặc hiệu như: ACE2 tái tổ hợp (APN01) có tác dụng ức chế virus và giảm nồng độ angiotensin II và IL 6, giảm tổn thương ở phổi. Nghiên cứu pha II đang được thực hiện trên nhóm bệnh nhân COVID ở Trung Quốc. Một thuốc ức chế serine protease là camostate mesylate, dung để điều trị viêm tụy mạn, có tác dụng ức chế TMPRSS2 cũng đang được thử nghiệm tại Nhật. Remdesevir có tác dụng quá trình nhân lên của RNA đang được thử nghiệm tại Trung Quốc.

Hình 3. Tóm tắt một số thuốc có khả năng điều trị SARS-CoV-2: camostat mesylate ức chế thụ thể TMPRSS2, arbidol – ức chế quá trình gắn kết virut với ACE2, cloroquine và hydroxycloroquine ức chế sự xâm nhập tế bào, ly giải virut nội bào và điều chỉnh quá trình miễn dịch. Lopinavir/darunavir ức chế enzyme protease biến pylypeptide thành protein của virut. Ribavirin/remdesivir/favipiravir ức chế quá trình nhân lên RNA của virut [9].

 

Một số thử nghiệm thuốc chống sốt rét như cloroquine, hydroxycloroquine và azithromycin đã chứng minh được vai trò của nó trong điều trị COVID-19, nhưng chúng cũng được biết đến là thuốc có thể kéo dài khoảng QT trên điện tim và có nguy cơ gây xoắn đỉnh (torsade de pointes). Cơ chế của cloroquine là ức chế quá trình hoạt hóa glycosyl của thụ thể ACE2, qua đó giảm tối đa sự kết hợp của virut với thụ thể ACE2 và không thể thâm nhập được vào tế bào.

Azithromycin còn có những tác dụng phụ trên tim mạch nhiều hơn cloroquine. Ở những bệnh nhân tuổi cao, azithromycin còn có thể gây QT kéo dài, xoắn đỉnh và các rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung thất và nhanh thất. Ngoài ra, những yếu tố khác ở bệnh nhân suy hô hấp nặng như sốt cao, hạ kali, hạ magie và tăng đông cũng làm nguy cơ loạn nhịp tăng lên.

Vì những lý do trên mà Roden và cộng sự đã đưa ra khuyến cáo để làm giảm thiểu nguy cơ loạn nhịp khi sử dụng các nhóm thuốc trên như sau: 1- không nên chỉ định cloroquine và azithromycin cho bệnh nhân đã có QT kéo dài > 500ms hoặc có hội chứng QT kéo dài bẩm sinh; 2- Theo dõi QT liên tục, nếu QT kéo dài > 500ms thì nên dừng thuốc. 3- Giữ nồng độ kali máu > 4,0 mEq/l và magie > 2,0 mg/dL. 4- Không nên chỉ định các thuốc chống loạn nhịp có nguy cơ kéo dài khoảng QT [8].

Một số tác giả gần đây còn cho rằng việc sử dụng thuốc ức chế neprilysin là sacubitril phối hợp với valsartan có khả năng chống lại quá trình viêm khi nhiễm SARS-Cov-2. (Hình 3)

Hình 4. Trong bệnh cảnh nhiễm SARS-CoV Neprilysin có ái lực mạnh với các hoạt chất như ANP, BNP, CNP, angiotension I, II, adrenomedullin, bradykinin, endothelin, giảm lympho bào T, tăng neutrofil gây ra những tác động có hại lên hệ tim mạch. Ức chế neprelysin phối hợp với valsartan làm giảm quá trình viêm được thể hiện bằng giảm CRP, IL-6 và lympho bào [1].

 

Những bệnh nhân có bệnh nền là tim mạch mắc SARS-CoV-2 có nguy cơ tử vong cao hơn so với nhóm không có bệnh tim mạch nhưng bệnh nền tim mạch là yếu tố nguy cơ độc lập hay chỉ là yếu tố làm nặng chưa được rõ ràng và cần thêm các nghiên cứu. Việc sử dụng UCMC và UCTT vẫn phải được tiếp tục ở bệnh nhân đang được điều trị và không nên sử dụng khi đang mắc COVID 19. Khi sử dụng một số thuốc điều trị COVID 19 như kháng virut, cloroquine và azithromycin phải hết sức chú ý đến nguy cơ gây loạn nhịp của nó.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua google bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua twitter bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua MySpace bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua icio bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua digg bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2) Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 (Phần 2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP