Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1)
Ngày 20/07/2020 11:22 | Lượt xem: 586

LIVE:LIFE là một nghiên cứu đoàn hệ, quan sát tiến cứu, nhãn mở, đa trung tâm đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (HRQoL) ở bệnh nhân lớn tuổi bị suy tim mạn được theo dõi sau khi khởi trị với ivabradine. Kết cục chính là sự thay đổi thang điểm Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire (MLWHFQ) sau 6 tháng.

Mặc dù đã nhiều tiến bộ trong điều trị, suy tim mạn (CHF) vẫn có tử suất, bệnh suất cao, chi phí chăm sóc y tế tăng đáng kể và suy giảm nặng chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQoL). Tỷ lệ mới mắc và tần suất lưu hành của CHF ở dân số lớn tuổi là cao [1]. Nghiên cứu sức khỏe về tim mạch ước tính tỉ lệ mới mắc CHF khoảng 19,3 trên 1000 người-năm đối với người > 65 tuổi [2]. Dữ liệu từ Khảo sát Quốc gia về Suy tim tại Anh cho thấy độ tuổi trung bình nhập viện vì suy tim là 78 tuổi [3]. Trong khi đó, những nghiên cứu nổi trội tập trung vào các kết cục cứng như tử vong do nguyên nhân tim mạch và nhập viện vì suy tim, ảnh hưởng thật sự của CHF lên chất lượng cuộc sống, lối sống, các chiến lược sử dụng thuốc phức tạp, hạn chế vận động và giao tiếp xã hội ở người lớn tuổi có thể bằng hoặc nhiều hơn so với dân số chung [4]. Từ đó cho thấy cần thiết của việc ngoại suy những lợi ích của điều trị trong các thử nghiệm lớn hơn ở các dân số khác nhau của người lớn tuổi, đây là những bệnh nhân thường có nhiều bệnh đồng mắc đi kèm.

Thử nghiệm SHIFT (The Systolic Heart failure treatment with the If inhibitor ivabradine, n = 6505) đánh giá bệnh nhân CHF có triệu chứng (NYHA II-IV) còn nhịp xoang với tần số tim lúc nghỉ ≥ 70 lần/phút và phân suất tống máu thất trái ≤ 35% [5]. Bổ sung ivabradine, một thuốc ức chế chọn lọc nút xoang cho thấy có sự liên quan đến giảm tử vong do nguyên nhân tim mạch và nhập viện vì suy tim mất bù ở dân số chung và ở phân nhóm người lớn tuổi (≥ 75 tuổi, n = 722) so với giả dược [6]. Mặc dù, tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc tăng theo tuổi, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm dùng ivabradine so với giả dược được ghi nhận ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Có phải lợi ích vẫn hiện diện trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi là không rõ. Ở nhóm dân số này, cần quan tâm về tác dụng phụ, sự dung nạp và ảnh hưởng đến chức năng.

Có một vài nghiên cứu nhấn mạnh sự ảnh hưởng của thuốc lên chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi có suy tim mạn. Nghiên cứu LIVE: LIFE là một nghiên cứu quan sát, tiến cứu, nhãn mở, đa trung tâm đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và kết cục về chức năng ở bệnh nhân lớn tuổi sau khi bắt đầu ivabradine trong bối cảnh chăm sóc thường quy.Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu và bệnh nhân

LIVE-LIFE là nghiên cứu quan sát, đoàn hệ tiến cứu đa trung tâm, nhãn mở, pha IV được thực hiện ở 44 trung tâm ở các nước gồm Anh, Xứ Wale, Scotland và Bắc Ireland nhằm đánh giá HRQoL ở bệnh nhân lớn tuổi (độ tuổi ≥ 70 tuổi) được theo dõi 6 tháng sau khi bắt đầu sử dụng ivabradine cho điều trị CHF. Kết cục chính là sự thay đổi HRQoL ở thời điểm 6 tháng, được đo bởi thang điểm MLWHFQ. Bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu ít nhất 70 tuổi, đây thường là giới hạn dưới của độ tuổi để nhập viện vào chuyên khoa cho người già.

Sự đồng thuận của bệnh nhân dưới sự chăm sóc của các chuyên gia tim mạch, các dịch vụ chăm sóc cho người già và cộng đồng khi mà ivabradine được bắt đầu như một phần của điều trị chuẩn và được chịu trách nhiệm bởi bác sĩ lâm sàng. Tổng kết các đặc tính của sản phẩm (SmPC) cho ivabradine được chỉ định cho bệnh nhân CHF, NYHA lớp II-IV, rối loạn chức năng tâm thu thất trái (LVSD), nhịp xoang với tần số tim ≥ 75 lần/phút, kết hợp với điều trị tiêu chuẩn bao gồm thuốc chẹn bêta hoặc khi thuốc chẹn bêta bị chống chỉ định hoặc không dung nạp [7]. Vì ivabradine là thuốc được khuyến cáo trong guideline (NICE TA267 [8]) và khi đó khái niệm điều trị dựa trên bằng chứng được coi là phi đạo đức nếu có nhóm chứng, nghĩa là tất cả bệnh nhân cần được kê toa ivabradine theo khuyến cáo nếu có chỉ định.

Đặc điểm nhân trắc, lâm sàng, thuốc, HRQoL (MLWHFQ, SF12) và nghiệm pháp đi bộ 6 phút (6MWT) (nếu có) được thu thập thời điểm ban đầu, 2 ± 1 tháng và 6 ± 2 tháng. Những thời điểm này đã được chọn để phản ánh chăm sóc lâm sàng chuẩn. Những khía cạnh khác trong chăm sóc bệnh nhân tiếp tục không thay đổi. Tại những lần tái khám, bệnh nhân và bác sĩ tiến hành đánh giá toàn diện về sự thay đổi tình trạng suy tim của bệnh nhân từ lúc ban đầu bằng cách sử dụng thang 7 mức độ (rõ rệt, vừa phải hoặc cải thiện một chút, không thay đổi, xấu đi một chút, xấu vừa phải và xấu đáng kể). Sự dung nạp của ivabradine được báo cáo bằng thang 5 mức độ (rất tốt, khá tốt, có phần tốt, không tốt hoặc không tốt chút nào).

Những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức đáng kể có thể ảnh hưởng đến việc trả lời bảng câu hỏi HRQoL và những bệnh nhân được cho xuất viện bởi các bác sĩ trong nghiên cứu được loại trừ khỏi nghiên cứu. Sẽ loại trừ những bệnh nhân nếu không uống ivabradine trong 2 tuần kể từ lúc nhận vào hoặc trong quá trình tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân rút lại sự đồng ý sẽ đã được gỡ bỏ theo dõi, nhưng vẫn thu thập dữ liệu trong giai đoạn đồng ý tham gia nghiên cứu ban đầu. Nếu bệnh nhân ngưng uống ivabradine, họ được khuyến khích để vẫn tiếp tục tham gia nghiên cứu.

2.2. Đảm bảo, ủy quyền và phê duyệt

Nghiên cứu được thực hiện theo các nguyên tắc đạo đức được tuyên bố trong Tuyên ngôn Helsinki 1964, được sửa đổi tại Seoul, năm 2008. Đã có phê duyệt đạo đức từ Dịch vụ Đạo đức Nghiên cứu Quốc gia (13/NE/0345), nghiên cứu được đưa vào Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia về nghiên cứu lâm sàng với đăng ký thử nghiệm lâm sàng ISRCTN (ISRCTN32613680).

 Văn bản đồng ý tham gia nghiên cứu

Thu thập bản đồng ý tham gia nghiên cứu ở mỗi bệnh nhân trước khi nhận bệnh nhân vào nghiên cứu.

.Bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe

Bảng câu hỏi Minnesota Living with Heart Failure

Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe được đo bằng thang điểm MLWHFQ ở thời điểm ban đầu, 2 ± 1 tháng và 6 ± 2 tháng. MLWHFQ là bộ câu hỏi gồm 21 câu hỏi dành riêng cho bệnh nhân được thiết kế để đánh giá ảnh hưởng của CHF và vấn đề điều trị lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mỗi câu hỏi được đánh giá từ 0 (không ảnh hưởng) đến 5 (hiệu ứng tiêu cực tối đa). Tổng điểm dao động từ 0 đến 105, với điểm số càng cao tương ứng chất lượng cuộc sống càng kém [9]. Có 8 câu hỏi liên quan về ảnh hưởng thể chất và 5 câu hỏi liên quan về ảnh hưởng về tinh thần của suy tim lên chất lượng cuộc sống, được cộng lại tương ứng để cho điểm tổng về Thể chất và và Tinh thần (tương ứng PDS và MDS).

Short-Form 12 (SF-12)

SF-12, nhìn chung có 12 mục, bắt nguồn từ SF-36, là một công cụ được thiết lập, có giá trị và đáng tin cậy để đánh giá chất lượng cuộc sống. Điểm số về thể chất và tinh thần (PCS và MCS) nằm trong khoảng từ 0 đến 100, với điểm càng cao cho thấy sức khỏe càng tốt. Được coi là một bản tổng kết toàn diện về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mặc dù ít nhạy cảm cho với sự thay đổi, thang điểm này bổ sung cho thang điểm MLWHFQ đặc hiệu cho từng bệnh.

Thu thập dữ liệu và kiểm soát chất lượng

Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 17 tháng 12 năm 2013 đến  ngày 31 tháng 3 năm 2015. Dữ liệu nhập vào mẫu bệnh án điện tử (eCRF). Dữ liệu ẩn danh được bảo mật truyền qua internet từ nơi nghiên cứu đến cơ sở dữ liệu trung tâm. Các dữ liệu nghiên cứu được quản lý và duy trì độc lập bởi nhà cung cấp bên thứ ba, Res Consortium, thực hiện giải quyết truy vấn và đưa ra báo cáo đối chiếu dữ liệu hàng tháng. Công tác kiểm tra vấn đề kiểm soát chất lượng của các bản đồng thuận, độ chính xác của dữ liệu và tài liệu sẽ tiến hành tại 2 địa điểm được chọn ngẫu nhiên (8% số bệnh nhân).

Phương pháp thống kê

Phân tích kiểm tra giả thuyết nghiên cứu thông qua hiệu quả điều trị bằng sự thay đổi trong tổng điểm MLWHFQ giữa thời điểm ban đầu và lần khám cuối cùng. Sự khác biệt về mặt thống kê được đánh giá bằng phép kiểm t bắt cặp.

Phân tích độ nhạy được xác định trước được thực hiện trên nhóm bệnh nhân hoàn thành lần khám đầu tiên và sau theo dõi 6 tháng (phân tính theo từng nhóm được chia trước, PPS, n = 187), phân tích trên toàn bộ dân số trong nghiên cứu (FAS, n = 240) và phân tích trên nhóm bệnh nhân còn sống (FASS, n = 219) bằng cách sử dụng lần khám cuối để đánh giá các dữ liệu bị mất. Phân tích dưới nhóm (bao gồm tuổi, giới tính, tần số tim, phân loại NYHA, mức độ nghiêm trọng rối loạn chức năng tâm thu thất trái và sự hiện diện của thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin [ACEi]/Thuốc ức chế thụ thể angiotensin [ARB] hoặc chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid [MRA]) cũng được thực hiện để đánh giá tính đồng nhất của hiệu quả điều trị.

 Cỡ mẫu

Hai nghiên cứu có nhóm chứng trước đây với ivabradine đã thu thập dữ liệu MLWHFQ: Sarullo và cộng sự báo cáo điểm trung bình MLHFQ cơ bản là 30,9 trong nhóm dùng ivabradine và 30,6 trong nhóm chứng và sau 3 tháng điều trị, sự thay đổi so với lúc đầu ở 2 nhóm lần lượt là 6,6 và 0,6 điểm, mang lại hiệu quả điều trị là 6,0. Độ lệch chuẩn (SD) không được báo cáo; [10] và Mansour và cộng sự báo cáo điểm MLHFQ trung biình thời điểm ban đầu là 58,8 và 60,3 và sự thay đổi trung bình so với ban đầu ở nhóm có điều trị ivabradine và nhóm chứng lần lượt là 12,3 (SD 3,3) và 8,7 (SD 5,2), mang lại hiệu quả điều trị là 3,6 [11].

Cỡ mẫu đề xuất 220 bệnh nhân để tạo ra độ mạnh 90% cho phát hiện sự thay đổi trung bình từ thời điểm ban đầu so với thời điểm (V3) trong tổng số điểm MLWHFQ với sựu thay đổi nhỏ đến mức 1,2 đơn vị trong 5% phép kiểm t bắt cặp 2 đuôi với độ lệch chuẩn là 5,2 đơn vị và tỷ lệ không hoàn thành nghiên cứu là 10%.

Các phương pháp thống kê tương tự được sử dụng cho các thay đổi ở thời điểm ban đầu so với thời điểm V3 cho các biến số nhịp tim, huyết áp tâm thu và tâm trương, các phân nhóm PDS và EDS của MLWHFQ và SF-12 PCS và MCS. Tất cả các kết cục khác cùng với dữ liệu ban đầu đã được báo cáo bằng thống kê mô tả. Tất cả các phân tích thống kê được thực hiện bởi một nhà cung cấp bên thứ ba, Công ty TNHH Thống kê RK. (còn tiếp)

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua google bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua twitter bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua MySpace bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua icio bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua digg bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim được khởi trị với Ivabradine: Kết quả từ nghiên cứu live:Life tại UK (P1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP