Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2)
Ngày 12/08/2020 03:19 | Lượt xem: 489

Ivabradine là một thuốc chống đau thắt ngực với một dược động học độc đáo vì nó làm giảm tần sốtim mà không làm giảm co bóp cơ tim và không có tác dụng co thắt mạch vành. Ivabradine làm tăng thời gian tâm trương và lưu lượng máu mạch vành và duy trì sựdãn nởmạch vành trong khi gắng sức. 

Ngoài ra, ivabradine làm tăng dựtrữdòng chảy mạch vành và cải thiện tưới máu tuần hoàn bàng hệ. Ivabradine khác với các thuốc chống đau thắt ngực khác ởchỗcải thiện lưu lượng máu mạch vành và các tác dụng dãn mạch vành. Những đặc tính này làm cho ivabradine trởthành một thuốc chống đau thắt ngực và chống thiếu máu cục bộhiệu quảởbệnh nhân có bệnh động mạch vành.

CI THIN CHC NĂNG BÀNG HMCH VÀNH

Tuần hoàn bàng hệmạch vành là các kết nối vềgiải phẫu giữa các phần của cùng động mạch vành hoặc giữa các động mạch vành khác nhau. Sựphát triển của tuần hoàn bàng hệmạch vành là cơ chếbù trừtựnhiên, ít nhiều hoàn toàn, cho sựgiới hạn dòng chảy của mạch vành khi có tình trạng hẹp động mạch vành tiến triển [31]. Có mối tương quan giữa sựphát triển của tuần hoàn bàng hệvới kết cục và sống còn dài hạn ởbệnh nhân có bệnh động mạch vành ổn định [32]. Giảm tần sốtim cải thiện tưới máu tuần hoàn bàng hệđối với những tuần hoàn bàng hệcó  sẵn và làm phát triển tuần hoàn bàng hệtheo thời gian. Với tuần hoàn bàng hệcó sẵn, giảm tần sốtim làm tăng tưới máu tuần hoàn bàng hệbằng cách gia tăng chênh áp cho tưới máu tuần hoàn bàng hệthông qua giảm giãn mạch do chuyển hóa và tăng áp lực tưới máu tại gốc của tuần hoàn bàng hệởvịtrí mạch cho cũng như giảm bớt chèn ép ngoài mạch và giảm áp lực tại chỗđổcủa tuần hoàn bàng hệtại vịtrí nhận [33,34] (Hình 5). Mối quan hệgiữa tần sốtim chậm và sựphát triển của tuần hoàn bàng hệmạch vành đã được chứng minh cảtrong các mô hình động vật và ởbệnh nhân có bệnh động mạch vành. Lamping và cộng sự[35], trong một mô hình chó thửnghiệm, cho thấy tần sốtim chậm làm tăng tốc sựphát triển của tuần hoàn bàng hệmạch vành khi có tình trạng tắc dần dần mạch vành thông qua việc tăng cường các yếu tốtăng trưởng (đặc biệt là yếu tốtăng trưởng nội mô mạch máu; VEGF) và các thụthểcủa chúng. Trong một nghiên cứu hồi cứu, bao gồm bệnh nhân bệnh động mạch vành với tần sốtim hoặc ≤50 nhịp /phút hoặc ≥ 60 nhịp / phút, tuần hoàn bàng hệphát triển nhiều hơn ởbệnh nhân tần sốtim thấp hơn (97% cho bệnh nhân với tần sốtim ≤50 nhịp / phút so với 55% ởnhững người có tần sốtim ≥60 nhịp / phút; p < 0,005) [36]. Những kết quảnày cho thấy rằng có mối liên hệgiữa tần sốtim thấp với sựphát triển tuần hoàn bàng hệởbệnh nhân có bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, có sựkhác biệt lớn giữa các bệnh nhân, và nhiều bệnh nhân bịbệnh động mạch vành không phát triển đầy đủtuần hoàn bàng hệmạch vành. Do đó, sựcải thiện tuần hoàn bàng hệmạch vành bằng một liệu pháp dược lý sẽmang lại ích trong việc điều trịbệnh động mạch vành. 

           Giảm tần sốtim làm tăng vận tốc dòng chảy mạch vành kì tâm trương và có khảnăng làm tăng stress gây rách nội mạc mạch vành. Stress gây rách nội mạc kích hoạt các tếbào nội mô, tạo ra nitric oxide và yếu tốtăng trưởng nội mạc mạch máu, gây ra sựtích tụđại thực bào và tái cấu trúc mạch máu, do đó dẫn đến tân sinh tiểu động mạch. Trong bối cảnh này, một loại thuốc giảm nhịp tim không co thắt mạch vành có thể, vềmặt lý thuyết, có tác dụng tích cực trên chức năng tuần hoàn bàng hệ. [36,37]

            Ivabradine đã được chứng minh thúc đẩy sựphát triển của tuần hoàn bàng hệmạch vành cảtrong các mô hình thửnghiệm và trong các thửnghiệm lâm sàng. Trong một mô hình chuột thiếu apolipoprotein E bịthắt chi, Schirmer và cộng sự. [38] báo cáo rằng sựgiảm tần sốtim do ivabradine làm tăng trưởng động mạch tuần hoàn bàng hệ, trong khi metoprolol không cải thiện chức năng và tưới máu nội mô. Trong một nghiên cứu vềtái cấu trúc tim sau nhồi máu, người ta nghiên cứu tác động của giảm tần sốtim bằng ivabradine trên chức năng tâm thất trái, sựtân sinh mạch và trở khángmạch vành. Giảm tần sốtim với ivabradine thúc đẩy sựphát triển của các mạch vành ởnhững phần cơ tim thất trái còn sống [39].

            Những dữliệu thực nghiệm này phù hợp với những phát hiện lâm sàng. Trong một nghiên cứu chứng minh-khái niệm gần đây, Gloekler và cộng sự[40] kiểm tra hiệu quảviệc giảm tần sốtim bởi ivabradine trên chức năng tuần hoàn bàng hệmạch vành. Trong nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng giảdược này ở46 bệnh nhân có bệnh động mạch vành ổn định, tần sốtim thay đổi trung bình, sau 6 tháng theo dõi, là + 0,2 nhịp / phút ởnhóm giảdược và −8.1 nhịp / phút ởnhóm ivabradine. Chức năng tuần hoàn bàng hệmạch vành được đánh giá bằng phép đo xâm lấn chỉsốlưu lượng tuần hoàn bàng hệ(CFI) thông qua áp lực trung bình của đầu xa dây dẫn ởhạnguồn động mạch được làm tắc bởi bóng chèn. CFI không có sựkhác biệt trong nhóm giảdược (0.140 ± 0.097 lúc ban đầu, sau đó là 0.109 ± 0,067, p = 0,12). Ngược lại, CFI tăng từ0.107 ± 0.077 lúc ban đầu lên 0,152 ±0,090 trong nhóm ivabradine (p = 0,0461). Các sựkhác biệt trong CFI giữa 6 tháng tiếp theo và lúc ban đầu là −0.031 ± 0.090 trong nhóm giảdược và +0.040 ± 0.094 trong nhóm ivabradine (p = 0,0113). Có một mối quan hệnghịch giữa sựthay đổi tần sốtim sau 6 tháng theo dõi và thay đổi CFI. Do đó, giảm tần sốtim bằng ivabradine có tác dụng tích cực lên chức năng tuần hoàn bàng hệmạch vành ởbệnh nhân có bệnh động mạch vành ổn định mạn tính. Từđó, sựcải thiện CFI này đi kèm với giảm các dấu hiệu thiếu máu cục bộtrên điện tâm đồ.

           Trong một nghiên cứu đánh giá 365 động mạch vành của 285 bệnh nhân và đánh giá chức năng tuần hoàn bàng hệbằng CFI, Gloekler và cộng sự. [41] đã chứng minh một mối tương quan nghịch giữa tần sốtim khi nghỉngơi và CFI ởbệnh nhân không được điều trịbằng thuốc chẹn beta. Mối liên hệnày bịmất đi khi sửdụng thuốc chẹn beta, có thểlà do tác dụng co mạch của chẹn bêta.

 

GIM RI LON CHC NĂNG TÂM THU VÀ TÌNH TRNG CƠ TIM CHOÁNG VÁNG

Các thửnghiệm ngẫu nhiên đã cho thấy những tác động có lợi của việc giảm tần sốtim bằng ivabradine ởbệnh động mạch vành ổn định với rối loạn chức năng thất trái [42] và suy tim [43]. Điều trịvới ivabradine trong thửnghiệm SHIFT làm giảm 18% kết cục chính là tửvong tim mạch và nhập viện vì suy tim ởbệnh nhân suy tim tâm thu và tần sốtim > 70 nhịp/phút. Các nghiên cứu trên chó được điều trịbằng ivabradine đã chứng minh giảm rối loạn vận động thất trái và thời gian cơ tim choáng váng sau thiếu máu cục bộsau khi gắng sức với máy chạy bộ[44]. Vì thế, ivabradine có thểhạn chếsựtiến triển đến rối loạn chức năng thất trái ởbệnh nhân có bệnh động mạch vành thông qua giảm tình trạng thiếu máu cục bộlặp đi lặp lại và choáng váng cơ tim sau thiếu máu cục bộ[45].

           Trong một nghiên cứu gần đây ởnhững bệnh nhân bịthiếu máu cục bộdo gắng sức, phân suất tống máu >40% và tần sốtim >70 nhịp/phút, Maranta và cộng sự. [46] đã kiểm tra hiệu quảcủa ivabradine trên rối loạn chức năng thất trái do gắng sức và trên tình trạng cơ tim choáng váng sau thiếu máu cục bộ. Sau khi thải thuốc, thực hiện siêu âm tim lúc nghỉngơi, ởđỉnh của quá trình sức bằng test gắng sức và trong quá trình phục hồi. Sau 2 tuần dùng ivabradine (7,5 mg 2 lần / ngày) siêu âm tim gắng sức được lặp lại với cùng mức gắng sức đạt được ởgiai đoạn thải thuốc.

           Biến dạng dọc trục thất trái khu trú hay toàn thể (vùng thiếu máu cục bộ so với vùng bình thường ở xa) được đánh giá bằng cách phân tích 2D speckle tracking. Tại thời điểm thải thuốc, biến dạng dọc trục thất trái sụt giảm đáng kể ở vùng thiếu máu cục bộ so với các vùng xa ở đỉnh gắng sức và vài phút trong giai đoạn phục hồi.Sau khi sử dụng ivabradine,mặc dù vẫn còn đáng kể, sự sụt giảm của biến dạng dọc thất trái đã ít hơn ở các đoạn thiếu máu cục bộ ở đỉnh gắng sức, trong khi không có sựkhác biệt với các phần xa có trong giai đoạn hồi phục (Hình 6).

      Tóm lại, kết quảcủa nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rằng Ivabradine làm giảm cảrối loạn chức năng thất trái cấp tính và tình trạng choáng váng sau thiếu máu cục bộởbệnh nhân có bệnh động mạch vành và thiếu máu cục bộgây ra do gắng sức. Có thểgiảthuyết rằng cơ chếnày đóng góp vào giảm rối loạn chức năng thất trái mạn tính ởbệnh nhân có bệnh động mạch vành. Trong vấn đềnày, thuốc có thểhạn chếsựphát triển của cơ tim ngủđông được cho là do các đợt thiếu máu cục bộvà cơ tim choáng váng lặp lại [45,47]. Giảm hình thành các gốc oxy phản ứng, vốn là tác nhân gây nên tình trạng cơ tim choáng váng, có thểđóng góp vào tác động có lợi của ivabradine [9].

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua google bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua twitter bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua MySpace bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua icio bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua digg bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Ivabradine trong đau thắt ngực ổn định mạn tính: Những tác dụng bên cạnh việc giảm tần số tim (P2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP