Hội chứng Wellens (P1)
Ngày 16/09/2020 04:09 | Lượt xem: 789

Mỗi năm, có khoảng 600.000 người bị nhồi máu cơ tim lần đầu tiên trong đời, và đa số các thầy thuốc sẽ sử dụng ECG như làcông cụ ban đầu để hỗ trợ chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị. Điều đó đã phản ánh được tầmquan trọng của ECG trong tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp.

 Trên phương diện lâm sàng, nhồi máu cơ tim STchênh lên(STEMI) là thể lâm sàngdễ nhận biết nhất trên ECG. STEMI được định nghĩa là ST chênh lên mới,ít nhất 2 mm (0,2 mV) ở nam giới ở 2 chuyển đạo liên tiếphoặc ít nhất 1,5 mm ở phụ nữ trong chuyển đạoV2-V3 và / hoặc ít nhất 1 mm (0,1 mV) trong các chuyển đạo liền kề khác hoặc các chuyển đạo chi, mà không kèmblock nhánh trái, phì đại thất trái hoặc nhồi máu cơ tim không cấp tính khác. Tuy nhiên, ECG có thể không giúp ích cho chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở gần một nửa số bệnh nhân nhập viện ban đầu vì nhồi máu cơ tim. Thực tế, nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ timcấp nhưng các biểu hiện trên ECG không đáp ứng đủ các tiêu chí chẩn đoán cho STEMIvà nhóm bệnh nhân nàythường được gọi chung là nhóm “nhồi máu cơ timtương đương ST chênh lên: STEMI Equivalents”.

Nhồi máu cơ timtương đương ST chênh lênxảy ra là dotắc nghẽn động mạch vành thượng tâm mạc, làm chocơthất trái bị thiếu máu nặng, và có thể dẫn đến kết cục xấu nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhận diện sớm các biểu hiện ECG của “nhồi máu cơ timtương đương ST chênh lên” sẽ giúp người thầy thuốc phát hiện sớm nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ timnguy cơ cao nhằm có can thiệp kịp thời và cải thiện tiên lượng cho người bệnh.  

Bảng 1 bên dưới tóm tắt 6 thể lâm sàng “nhồi máu cơ timtương đương ST chênh lên – STEMI Equivalents” thường gặp nhất. Riêng thể NMCT kèm block nhánh trái cũng là một dạng NMCT ECG tương đương ST chênh lên đặc biệt nên không đề cập trong phần này

Bảng 1: Các thể lâm sàng “nhồi máu cơ timtương đương ST chênh lên” thường gặp nhất

 

Chú thíchLAD: động mạch liên thất trước; LCx: động mạch mũ; PDA: động mạch liên thất sau; RCA: động mạch vành phải 

Thực tế tại Khoa tim mạch tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115, chúng tôi đã gặp cả 6 thể lâm sàng của “nhồi máu cơ timtương đương ST chênh lên” nhưng Hội chứng Wellens là thường gặp nhất. Trong vòng 6 tháng đầu năm nay, chúng tôi gặp gần 10 trường hợp hội chứng Wellens. Bài viết này chỉ đề cập đến hội chứng WELLEN.

II. HỘI CHỨNG WELLENS:

Nhân một trường hợp hội chứng Wellens mới nhập Khoa tim mạch tổng quát-Bệnh viện nhân dân 115 vào giữa tháng 5 năm 2018, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý đồng nghiệp ca lâm sàng này và cùng bàn luận chi tiết hơn về Hội chứng Wellens.

1.     Ca lâm sàng hội chứng Wellens:

Bảng 2: Ca lâm sàng hội chứng Wellens

Bệnh sử: Bệnh nhân nam, 52 tuổi, nhập viện vì đau ngực giờ thứ 18. Một tuần trước nhập viện, bệnh nhân có cảm giác đau ngực sau xương ức khi làm công việc lặt vặt trong nhà, cường độ vừa phải, cơn đau kéo dài khoảng 10-15 phút, không rõ hướng lan, nghỉ ngơi có giảm, kèm cảm giác hồi hộp. Trung bình khoảng 1-2 cơn đau một ngày và bệnh nhân chưa điều trị gì.  

Sáng ngày nhập viện, bệnh nhân đau ngực nhiều hơn, đau cả khi nằm nghỉ, cơn kéo dài khoảng 20 phút, không rõ hướng lan, cơn đau ngực tái đi tái lại 3 lần trong buổi sáng nên bệnh nhân đến khám ở bệnh viện địa phương, điều trị thuốc không rõ loại không đỡ -> nhập bệnh viện Nhân dân 115.

Tiền căn:

– Hút thuốc lá nhiều, pack-year: 25, hiện còn hút 1gói/ngày

– Tăng huyết áp điều trị không liên tục.

– ECG 5 tháng trước (khám sức khỏe cơ quan): nhịp xoang, tần số 78 lần/phút, trục bình thường.

Tình trạng hiện tại: không ghi nhận đau ngực.

Khám thực thể :

Dấu hiệu sinh tồn và thăm khám tim mạch trong giới hạn bình thường.

Không ghi nhận bất thường gì khác.

Cận lâm sàng:

* * Men tim TnI: 2.784pg/ml

Bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là:  NMCT tương đương ST chênh lên giai đoạn cấp và được điều trị với Enoxaparin, Aspirin/Clopidogrel (Duoplavin), Bisoprolol, Ibersartan, Atorvastatin.

Chụp mạch vành vào giờ 28 của đau ngực cho thấy: hẹp 95% LAD1 do huyết khối, tắc cuối LAD1.

Do bệnh nhân có những đợt đau ngực tái đi tái lại, các biến đổi sóng T ở chuyển đạo trước ngực gợi ý hội chứng Wellens và hẹp nặng LAD đoạn gần trên hình chụp mạch vành nên chẩn đoán xác định là hội chứng Wellens type 2.

Điều trị: Bệnh nhân được tư vấn các biện pháp điều trị và đã chọn biện pháp can thiệp là đặt stent phủ thuốc. Kết quả là đặt 1 stent phủ thuốc vào LAD1 thành công.

–         Điều trị lúc xuất viện để phòng ngừa thứ phát hội chứng vành cấp cho bệnh nhân gồm: Aspirin/Clopidogrel (Duoplavin 75/100 mg/ngày); Bisoprolol 2,5 mg/ngày; Ibersartan 150mg/ngày, Atorvastatin 20mg/ngày.

–         Bệnh nhân đã tái khám 2 lần: tình trạng ổn định với điều trị theo toa thuốc lúc xuất viện, không đau ngực, không khó thở và tuân thủ điều trị tốt.

2.     Tổng quan về hội chứng Wellens:

Hội chứng Wellens được mô tả lần đầu tiên bởi de Zwaan và cộng sự vào năm 1982 sau khi nhóm này nhận ra một biểu hiện ECG đặc biệtở những bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn địnhvàcó nguy cơ cao diễn tiến đến nhồi máu cơ tim thành trước. Kết quả của nghiên cứu ban đầu này cho thấybiểu hiệnECG đặc biệtnày hiện diện trong18% bệnh nhân nhập viện vì cơn đau thắt ngực không ổn định, với75% những bệnh nhân đó đã không được can thiệp động mạch vành qua da và đãtiếntriển đến nhồi máu cơ tim cấp thành trướctrong vòng vài ngày đến vài tuần sau nhập viện. Một nghiên cứu tiền cứu lớn hơnsau đócủa cùngnhóm tác giả trên đã được công bố vào năm 1989, cho thấy hội chứng Wellens hiện diệnở 14% bệnh nhân nhập viện vìcơn đau thắt ngực không ổn định. Trong cả hai nghiên cứu, tất cả bệnh nhân có chụp động mạch vành cho thấy bằng chứngcủatắc nghẽn đoạn gầnđộng mạch liên thất trước (LAD), trong khi xét nghiệm men timbình thường hoặc tăng nhẹ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu kết luận rằng biểu hiệnECG của hội chứng Wellens báo độngmột nhóm bệnh nhânnguy cơ cao, ở giai đoạn sớmcủa nhồi máucơ tim cấp do hẹp nặng động mạch liên thất trước. Động mạch này cung cấp máu cho thành trước của tim, gồm cả hai tâm thất và phần vách liên thất. Tắc động mạch liên thất trước nếu không được điều trị kịp thời sẽ đưa đến rối loạn chức năng thất trái nặng và nguy cơ cao bị suy tim sung huyết và tử vong.

3.     Nguyên nhân hội chứng Wellens:

Hội chứng Wellens được xem là giai đoạn tiền nhồi máucơ tim. Vì vậy, nguyên nhân của hội chứng Wellens là các nguyên nhângây ra bệnh động mạch vành, bao gồm:

– Xơ vữa động mạchvành

– Co thắtđộng mạch vành (cocaine là một nguyên nhân)

– Tăngnhu cầu oxy cơ tim

– Giảm oxy máu toàn thân

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng Wellens cũng là các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và bao gồm:

– Tiền sử hút thuốclá

– Đái tháo đường

– Tăng huyết áp

– Tuổicao

– Rối loạn lipid máu

– Hội chứng chuyển hóa

– Tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm

– Căng thẳng nghề nghiệp

Còn tiếp

Theo timmachhoc

PK Đức Tín

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua google bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua twitter bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua MySpace bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua icio bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua digg bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Hội chứng Wellens (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Hội chứng Wellens (P1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP