Hiệu quả và tính an toàn của viên phối hợp liều cố định bisoprolol/perindopril ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Việt Nam đã được kiểm soát huyết áp bằng phối hợp thuốc rời trước đó.
Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của ESC/ESH 2018 khuyến cáo mạnh mẽ việc sử dụng viên phối hợp liều cố định (SPC) của các loại thuốc có những cơ chế tác dụng khác nhau đã sử dụng trước đóvà được lựa chọn theo đặc điểm của từng cá nhân để cải thiện việc quản lý tăng huyết áp ở hầu hết bệnh nhân. Thuốc ức chế men chuyển được khuyên dùng ở hầu hết các bệnh nhân và thuốc chẹn bêta là một lựa chọn tốt trong các tình huống lâm sàng cụ thể như suy tim, đau thắt ngực, sau nhồi máu cơ tim hoặc cần kiểm soát tần số tim. Viên phối hợp liều cố định duy nhất có sẵn của thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn bêta là viên phối hợp bisoprolol/perindopril.
Mục đích:
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả và tính an toàn của viên phối hợp liều cố định bisoprolol/perindopril ở bệnh nhân tăng huyết áp châu Á đã được điều trị và kiểm soát trước đó với việc phối hợp rời (FC) của bisoprolol và perindopril ở cùng hàm lượng. Đây là một yêu cầu để cấp phép tiếp thị viên phối hợp liều cố định bisoprolol / perindopril tại Việt Nam.
Phương pháp:
Đây là nghiên cứu ngẫu nhiên, đa trung tâm, mù đôi, giả đôi, nhóm song song, pha III có kiểm soát, được thực hiện tại 2 bệnh viện ở Việt Nam trên bệnh nhân tăng huyết áp, có hoặc không kèm theo bệnh mạch vành và/hoặc suy tim mạn tính, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2018. Sau giai đoạn dẫn 2 tuần với việc phối hợp rời (FC), bệnh nhân được điều trị tiếp tục trong 4 tuần với bisoprolol 5 mg và perindopril 5mg hoặc 10 mg, phối hợp rời (nhóm FC) hoặc phối hợp trong một viên thuốc (nhóm SPC) – xem hình Thiết kế nghiên cứu
Kết quả:
Bệnh nhân tham gia được phân nhóm ngẫu nhiên là 142 người Việt Nam tăng huyết áp (nhóm SPC: n = 71, nhóm FC: n = 71), tuổi trung bình 62,1 ± 10,7, nữ chiếm tỉ lệ 59,2%, trước đây đã được điều trị và kiểm soát huyết áp bằng viên rời bisoprolol 5 mg cộng với viên rời perindopril 5 mg hoặc 10 mg.
Bệnh động mạch vành được báo cáo ở 22 bệnh nhân (15,5%), một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cũ, 8 người được tái thông mạch vành trước đó và suy tim mạn tính (độ I) ở một bệnh nhân. Tổng cộng 141 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích (nhóm SPC: n = 71, nhóm FC: n = 70). Thời điểm ban đầu, huyết áp tâm thu / tâm trương trung bình (SBP / DBP) trong toàn bộ mẫu phân tích là 121,7 ± 12,0 / 70,9 ± 9,1 mmHg.
Sau 4 tuần, sự kiểm soát huyết áp được duy trì ở tất cả bệnh nhân. SBP / DBP trung bình lần lượt là 121,5 ± 12,1 / 70,9 ± 9.0 mmHg và 121,6 ± 11,7 / 71,9 ± 8,6 mmHg ở nhóm SPC và nhóm FC. Về tính an toàn, tần số tim trung bình là 74,1 ± 13,3/phút tại thời điểm ban đầu và 70,0 ± 14,1/phút và 69,5 ± 13,3/phút tương ứng ở nhóm SPC và nhóm FC sau 4 tuần điều trị.
Tám mươi bệnh nhân (56,3%) được điều trị đồng thời với ít nhất một loại thuốc kèm, thường gặp nhất là thuốc hạ lipid máu, thuốc chống huyết khối và thuốc điều trị đái tháo đường (lần lượt là 33,1%, 16,2% và 12,7% bệnh nhân).
Các tác dụng phụ mới xuất hiện đã được báo cáo ở 5 bệnh nhân, thường gặp nhất là ho ở 3 bệnh nhân (tất cả ở nhóm FC) dẫn đến ngừng điều trị ở một bệnh nhân.
Kết luận:
Ở những bệnh nhân tăng huyết áp tại Việt Nam trước đây được điều trị và kiểm soát bằng cách sử dụng đồng thời bisoprolol 5 mg với perindopril 5 hoặc 10 mg, viên phối hợp liều cố định bisoprolol/perindopril có hiệu quả trong việc duy trì huyết áp và kiểm soát tần số tim. Hai phương pháp điều trị có tính an toàn tương đương.
Theo timmachhoc
Pk Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389