Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2)
Ngày 07/10/2020 03:52 | Lượt xem: 575

Nhánh trái (LBB) được cung cấp máu chủ yếu từ động mạch liên thất trước (LAD), đôi khi tuần hoàn bàng hệ từ động mạch vành phải (RCA) và nhánh mũ (LCX).

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

1. NMCT cấp: 

            Trình tự tái cực được thay đổi trong LBBB, với các vectơ sóng Tvà đoạn STcó hướng đối diện với phức hợp QRS(hình 3). Tiêu chuẩn LBBB bình thường nêu ở hình 3. Những thay đổi này có thể làm giấuđiđoạn ST chênh xuống và T đảo ngược gây ra bởi thiếu máu cục bộ. Mặt khác, chúng ta có thể chẩn đoán BN bị NMCT cấp có LBBB nếu thấy được biến đổi ST-T, đặc biệt vector ST-T cùng hướng với QRS.

 

Tiêu chuẩn ECG LBBB

·         . QRS≥ 0.12 ở chuyện đạo chi

·         . Sóng R lớn và rộng- chuyển đạo DI, aVL, V5 và V6

·         . Sóng r nhỏ theo sau bởi sóng S sâu-DII, DIII, aVF, V1-V3

 

Hình 3. Hình ảnh và tiêu chuẩn ECG LBBB bình thường

Để chuẩn đoán ECG NMCT kèm LBBB, chúng ta dùng các tiêu chuẩn sau:

1.1 Tiêu chuẩn Sgarbossa– Thử nghiệm lâm sàng lớn liệu pháp tiêu sợi huyết trên những BN NMCT cấp (GUSTO-1) cung cấp cơ hội xem xét lại tiêu chuẩn NMCT cấp trên những BN có LBBB. Trong khoảng 26.003 BN ở khu vực Bắc Mỹ nhập viện vì NMCT cấp được chẩn đoán xác định bằng enzyme, 131 (0.5%) BN có LBBB.  Hệ thống điểm số từ 0 đến 5- tiêu chuẩn Sgarbossa- phát triển từ hệ số hồi qui trong mô hình hồi qui logistic. 3 tiêu chuẩn ECG với giá trị độc lập nhau trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp là (hình 4A-B):

·         ST chênh lên ≥ 1mm cùng hướng với QRS: 5 điểm

·         ST chệnh xuống ≥ 1mm ở V1 đến V3: 3 điểm

·         ST chênh lên ≥ 5mm và ngược hướng với QRS (nghĩa là QS hay rS): 2 điểm. Tuy nhiên điểm J nâng lên đơn độc ở V1-2 có thể gặp trên những BN phì đại thất trái hoặc những bệnh lý khác. Do đó tỉ số ST chênh lên/ sóng S trong bất kì chuyển đạo lớn hớn 0.25 cho kết quả chính xác hơn tiêu chuẩn Sgarbossa kinh điển. Những nghiên cứu cần được tiến hành thêm để đánh giá vai trò của tỉ số ST/S trên BN block nhánh trái và với đặt máy tạo nhịp thất phải (xem dưới).

Độ đặc hiệu là 90 % với điểm tối thiểu là 3. Tuy nhiên, tiêu chuẩn thứ ba yêu cầu xác nhận thêm, vì độ chênh lên của đoạn ST trong các đạo trình V1 đến V3 có thể gặp trong nhiều tình huống,đặc biệt nếu có phì đại thất trái. Trong một phân tích dưới nhóm (substudy) từ các thử nghiệm ASSENT 2 và 3, tiêu chí thứ ba bổ sung ít giá trị chẩn đoán hoặc tiên lượng. Điểm số Sgarbossa ≥3 có độ đặc hiệu cao (nghĩa là rất hiếmdương giả) nhưng độ nhạy thấp(36%). Các phát hiện tương tự cũng được ghi nhận trong phân tích tổng hợp sau 10 nghiên cứu của 1614 BN, trong đó điểm số Sgarbossa ≥3 có độ nhạy 20% và độ đặc hiệu là 98%. Độ nhạy có thể tăng nếu có ECG trước đóhoặc theo dõi ECG liên tiếp.

 

       Để cải thiện độ chính xác chẩn đoán, Smith et al. phát triển “tiêu chuẩn Sgarbossa sửa đổi”, trong đó tiêu chuẩn 5 mm trước đó được thay thế bằng tỷ lệ: độ cao ST / biên độ sóng S ≤ -0,25). Các tác giả báo cáo độ nhạy chẩn đoán được cải thiện từ 52 đến 91% trong việc xác định MI đã được chứng minh bằng chụp mạch vành nhưng độ đặc hiệu giảm so với tiêu chuẩn Sgarbossa ban đầu (90 so với 98%). Các tiêu chí Sgarbossa sửa đổi sau đó đã được xác nhận trong một nghiên cứu đoàn hệ riêng(hình 5).

 

 a/ ST chênh xuống = -4mm và QRS= 12mm. Tỷ số ST/R= -0.30

b/ ST chênh lên= 3.5mm và S= -10mm; tỷ số ST/T= -0.35

Tỷ số đối với ST chênh lên hoặc chênh xuống ≤ -0.30 có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 88% để chẩn đoán NMCT.

         1.2 Tiêu chuẩn Cabrera’s

       Dấu Cabrera’s (khấc kéo dài 0.03 giây ở nhánh lên của sóng S trong các chuyển đạo V3 hoặc V4, hình 6) là một dấu hiệu được mô tả rõ ràng khác của NMCT thành trước vách có LBBB và có độ nhạy 47% và độ đặc hiệu 87% đã được xác định bởi tác giả Wackers và cộng sự. Trong nghiên cứu được xuất bản bởi Hands và cộng sự năm 1989, dấu Cabrera’s được xác định có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 29% và 91%. Tác giả Wackers kết luận rằng một số dấu hiệu có liên quan đến phức bộ QRS được đề xuất trước đó không đáng tin cậy để chẩn đoán NMCT và những thay đổi tiên phát của sóng T (sóng T cùng chiều với phức bộ QRS) không mang giá trị chẩn đoán quan trọng đối với NMCT cũ trong LBBB.

1.3  Động học ECG/LBBB:

            Động học ECG cũng giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán NMCT kèm LBBB. Vì vậy cần theo dõi ECG để xác định có dấu hiệu này hay không. Hình 7 cho thấy đoạn ST thay đổi rất rõ từ chênh lên sang 2 pha thậm chí là chênh xuống.

 

Hình 7. Động học ECG ở Bn NMCT kèm LBBB. Những sự thay đổi này xảy ra trên 15ph-2 giờ và được chẩn đoán là sự tiến triển của STEMI thành trước, sau đó đã được xác nhận

1.4  Sóng T đảo ở V1-V3: 

Sóng T đảo thứ phát của LBBB đơn giản thường được thấy ở chuyển đạo có sóng R ưu thế, ví dụ V4 đén V6. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sóng T đảo ngược ở V1 đến V3 (ở những chuyển đạo sóng S ưu thế) là một bất thường quan trọng, không thể là do block nhánh (hình 8).

Sau đó song T phát triển đảo ngược ở V1 đến V3 (mũi tên) được gây ra bởi thiếu máu thành trước và nhiều khả năng là nhồi máu.

           2. NMCT trước đây:

Những thay đổi trong trình tự khử cực ở LBBB cũng có thể che giấu những dấu chứng điển hình có liên quan đến nhồi máu xuyên thành đã có trước đó (sóng Q). Tuy nhiên, một số hình ảnh ECG nhất định có thể gợi ý NMCT cũ bất chấp hiện diện LBBB.

      2.1 Thành tự do thất trái– Nhồi máu của thành tự do thất trái (hoặc thành bên) thường dẫn đến kết quả là sóng Q bất thường trong các chuyển đạo trước ngực đến các chuyển đạo thành bên (và các chuyển đạo chi). Tuy nhiên, các xung động khử cực vách ban đầu với LBBB được hướng từ phải sang trái. Các xung động hướng trái tạo ra đoạn đầu sóng R ở các chuyển đạo thành bên ngực, thường che giấu sự mất điện thế (sóng Q) do nhồi máu. Kết quả là NMCT thành tự do thất trái cấp hoặc mạn tính thường sẽ không có sóng Q bệnh lý khi có sự hiện diện của LBBB.

Tuy nhiên, nếu mất xung động khử cực thành bên là đủ lớn, xung khử cực muộn từ bên phải được tạo ra bởi các phần khác của tâm thất trái có thể chiếm ưu thế, có khả năng dẫn đến hình thành sóng S trong I, aVL và V6. Vì vậy, NMCT trước bên nên được nghi ngờ trong bệnh cảnh lâm sàng thích hợp nếu có sóng S mới xuất hiện ở các chuyển đạo bên trái ở một bệnh nhân có LBBB tồn tại từ trước. Đây là một khái niệm cũ trong hiểu biết về điện sinh lý và các hướng vector dẫn truyền trong tim; tuy nhiên, nó đòi hỏi thêm nhiều xác nhận lâm sàng.

      2.2 Thành trước vách– Sự hiện diện của LBBB có tác động không nhất định đối với những biến đổi ECG có thể xảy ra trong MI thành trước vách. Có lẽ quan trọng nhất là sự dịch chuyển trái trong vector ban đầu của LBBB gây ra sự mất sóng q bình thường trong các chuyển đạo bên trái, I, aVL và V6. Hơn nữa, chuyển hướng sang trái và ra sau của vector khử cực ban đầu thường dẫn đến một kiểu hình QS trong các chuyển đạo thành trước, V1 và đôi khi trong V2. Những thay đổi này có thể che giấu sự hiện diện của NMCT thành trước.

Tuy nhiên, có những thay đổi khác có thể xảy ra có khả năng gợi ý sự hiện diện của NMCT thành trước vách hoặc vách. Nhồi máu có thể làm cho vector khử cực ban đầu chuyển trái trong LBBB thay đổi sang bên phải, kết quả là “giả bình thường” của vectơ khử cực ban đầu và sự tái xuất hiện các sóng q trong I, aVL và V6. Nếu nhồi máu thành đủ lớn, các dạng phức hợp QR, QRS, hoặc qrS bất thường có thể xuất hiện trong các chuyển đạo trước ngực từ giữa đến thành bên kết hợp với dạng LBBB (hình 9).

      2.3 Thành tự do và vách– Nhồi máu cấp hoặc mãn tính liên quan đến cả thành tự do và vách tim có thể tạo ra sóng Q bất thường (thường là một phần của phức bộ QRS hoặc QrS) trong các chuyển đạo V4 đến V6. Những sóng Q ban đầu này có thể phản ánh xung khử cực sau và trên từ phần đáy của vách tim. Các sóng q nhỏ (0.03 giây hoặc ít hơn) có thể được nhìn thấy trong các đạo trình I và V5 đến V6 với LBBB đơn giản. Do đó, sóng Q rộng (0,04 giây) trong một hoặc nhiều trong số các đạo trình này là dấu hiệu đáng tin cậy hơn của NMCT. Ví dụ, sóng Q rộng (như một phần của phức bộ QR) ở V6, đặc biệt là với sóng R trong V1, có vẻ là một dấu hiệu đặc hiệu, mặc dù có độ nhạy tương đối thấp, của NMCT thành trước.

      2.4 Thành dưới– Trong một phân tích hồi cứu, 35 bệnh nhân có LBBB và NMCT thành dưới không rõ ràng, được chụp MRI tim với thallium, so sánh với 131 bệnh nhân LBBB không có NMCT thành dưới. Hai dấu hiện trên ECG hữu ích nhất đối với việc chẩn đoán NMCT thành dưới:

● Sóng Q hoặc QS ở chuyển đạo aVF, được tìm thấy trong 29% bn có NMCT thành dưới được so với chỉ 3% người không có NMCT.

● Sóng T đảo ngược bệnh lý (hoàn toàn hoặc hai pha với khởi đầu sóng T võng xuống), hiện diện ở 66% có NMCT và 6% ở không có NMCT.

Sự hiện diện của một trong hai dấu hiệu có độ nhạy 86% và độ đặc hiệu 91% cho chẩn đoán NMCT thành dưới.

IV. TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ

Các hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ năm 2004 khuyến cáo những bệnh nhân có LBBB mới hoặc giả định mới cần điều trị tái tưới máu sớm với tiêu sợi huyết hoặc can thiệp mạch vành qua da (PCI) (chỉ định nhóm I). Tuy nhiên, chiến lược này có thể dẫn đến chụp mạch vành với một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân không có tắc nghẽn động mạch thủ phạm và bệnh nhân phải đối mặt với những rủi ro không cần thiết của liệu pháp tiêu sợi huyết và thông tim.

Trong các phiên bản hướng dẫn gần đây, LBBB không còn là một dấu hiệu tương đương NMCT có ST chênh lên. Thay vào đó, các hướng dẫn thừa nhận rằng hầu hết các trường hợp LBBB “không xác định được là cũ” khi không có ECG trước để so sánh và “LBBB mới hoặc giả định mới tại thời điểm nhập viện xảy ra không thường xuyên, có thể ảnh hưởng đến phân tích ST chênh lên, và không được được coi là dấu hiệu chẩn đoán NMCT cấp tính đơn độc”.  Những hướng dẫn mới này không còn khuyến cáo điều trị LBBB mới hoặc giả định mới là một dấu hiệu tương đương NMCT ST chênh lên cần lên kế hoạch điều trị tái tưới máu ngay lập tức.

Dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán ECG của một NMCT cấp tính có LBBB đã được đề xuất, và đưa ra khuyến cáo dùng các đánh giá bằng siêu âm tim, nồng độ troponin tim, và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân để giúp chẩn đoán. Nếu nghi ngờ lâm sàng đối NMCT cấp vẫn chưa rõ ràng, có thể cần phải chụp động mạch xâm lấn để hướng dẫn điều trị.

Tiếp cận điều trị tương tự như BN NMCT không kèm LBBB, tuy nhiên nên xem xét PCI cấp cứu cho BN NMCT kèm LBBB trong 3 tình huống sau(hình 10, bảng 4):

1. BN cótiêu chuẩn Sgarbossa phù hợp (≥ 3 điểm).

2. BN có tiêu chuẩn Smith (sửa đổi theo Tiêu chuẩn Sgarbossa) phù hợp.

3.BN NMCT kèm LBBB không đủ tiêu chuẩn Sgarbossa phù hợp nhưngkhông ổn định (tụt HA, phù phổi, huyết động không ổn định)

           

 

V. KẾT LUẬN

NMCT kèm LBBB là vấn đề đáng quan tâm hiện nay: khó chẩn đoán, dễ ĐT dưới mức hoặc quá mức, tiên lượng nặng hơn.

Tiêu chuẩn Sgarbossa là quan trọng giúp chẩn đoán. Ngoài ra, cần chú ý các dấu hiệu gợi ý khác. (QS, Smith sửa đổi, Cabrera’s, động học ECG, …)

Điều trị tương tự như BN NMCT không kèm LBBB, chú ý tái tưới máu sớm:

1. BN không ổn định (tụt HA, phù phổi, huyết động không ổn định) hoặc đau ngực dai dẳng do TMCBCT

2. Tiêu chuẩn Sgarbossa phù hợp (≥ 3 điểm)

3. Smith sửa đổi theo Tiêu chuẩn Sgarbossa phù hợp

Theo timmachhoc

Pk Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua google bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua twitter bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua MySpace bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua icio bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua digg bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP