Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2)
Ngày 28/10/2020 03:24 | Lượt xem: 1131

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất và là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Ước tính đến năm 2010, số bệnh nhân THA trên toàn cầu đã lên tới 1,39 tỷ người, trong đó khoảng 3/4 ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, con số này đã tăng 7,7 % so với năm 2000, trong khi ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ ngườimắc THA đã giảm 2,6 % sau 10 năm [10]. Thực tế này cho thấy một xu hướng đáng ngại về gánh nặng của bệnh THA cùng những biến chứng lên sức khoẻ cộng đồng và hệ thống y tế của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

PHỐI HỢP INDAPAMIDE &AMLODIPINE: HIỆU QUẢ HẠ ÁP ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH

Bằng chứng lâm sàng đầu tiên về hiệu quả hạ áp mạnh mẽ của phối hợp indapamide và amlodipine đến từ nghiên cứu NATIVE là một nghiên cứu nhãn mở, tiến hành trong cộng đồng với 2073 bệnh nhân. Những bệnh nhân THA nhẹ-trung bình dùng thêm indapamide SR trên nền điều trị amlodipine trước đó (n = 345) giúp làm giảm huyết áp tâm thu/tâm trương trung bình 33/18 mmHg và 84 % bệnh nhân đạt được mức huyết áp tâm thu mục tiêu [13].

Nghiên cứu NESTOR là một nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng, mù đôi được tiến hành trên 570 BN tuổi 35-80 mắc THA nguyên phát từ nhẹ đến trung bình (huyết áp tâm thu đo khi nằm ngửa ≥ 140 mmHg và < 180 mmHg, huyết áp tâm trương < 110 mmHg hoặc THA tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu ≥160 mmHg và < 180 mmHg, huyết áp tâm trương < 90 mmHg), đái tháo đường typ 2 được kiểm soát và microalbumin niệu dai dẳng. Sau 4 tuần chạy thử bằng giả dược, những bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên, mù đôi dùng Indapamide SR 1,5 mg hoặc Enalapril 10 mg trong 1 năm. Sau 6 tuần đơn trị liệu và mỗi 6 tuần sau đó, nếu huyết áp tâm thu vẫn ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 85 mmHg, bệnh nhân sẽ được dung thêm Amlodipine 5 mg, và có thể tăng liều tiếp lên 10 mg (sau đó có thể tiếp tục thêm Atenolol 50 mg rồi 100 mg).

Tác giả Hanon và cộng sự đã tiến hành 2 phân tích dưới nhóm hậu kiểm với 291 bệnh nhân được dung thêm Amlodipine (139 bệnh nhân được dùng Amlodipine 10 mg) – nghiên cứu NESTOR CCB [3], trong đó có 107 bệnh nhân tuổi ≥ 65 (49 bệnh nhân được dùng Amlodipine 10 mg) – nghiên cứu NESTOR CCB Elderly [4].

Hình 4: Thiết kế nghiên cứu NESTOR và NESTOR CCB[3]

Trong nghiên cứu NESTOR CCB, đặc điểm chung của 2 phân nhóm nhìn chung là tương đồng.Tại thời điểm kết thúc 6 tuần đơn trị liệu, mức huyết áp là tương đồng giữa 2 nhóm(154 ± 13/91 ± 8 mmHg ở nhóm dùng indapamide SR/amlodipine và 155 ± 12/90 ± 8 mmHg ở nhóm dùng enalapril/amlodipine, p không có sự khác biệt có ý nghĩa cả với huyết áp tâm thu và tâm trương); tương tự ở phân nhóm dùng Amlodipine 10 mg (158 ± 14/93 ± 6 mmHg ở nhóm dùng indapamide SR/amlodipine 10 mg và 156 ± 12/92 ± 8 mmHg ở nhóm dùng enalapril/amlodipine 10 mg). Sau 1 năm điều trị, nhóm dùng indapamide SR/amlodipine có mức giảm huyết áp tâm thu tốt hơn có ý nghĩa so với nhóm dùng enalapril/amlodipine, cả ở phân nhóm THA độ II-III. Kết quả tương tự với nhóm dùng tới liều amlodipine 10 mg.

Hình 5: Kết quả nghiên cứu NESTOR CCB (7)

           Trong nghiên cứu NESTOR CCB Elderly, đặc điểm bệnh nhân của 2 nhóm cũng tương tự nhau. Sau giai đoạn đơn trị, mức thay đổi huyết áp ở 2 nhóm là tương đương và không có sự khác biệt có ý nghĩa về huyết áp tâm thu và tâm trương giữa 2 nhóm (157,3 ±10,6/88,9 ± 8,3 mmHg ở nhóm indapamide so với 157,1 ± 12,1/88,1 ± 9,0 mmHg ở nhóm enalapril). Kết thúc điều trị, huyết áp tâm thu và tâm trương đều giảm có ý nghĩa ở cả 2 nhóm; nhóm dùng indapamide SR/amlodipine có mức huyếtáp trung bình dưới mức huyết áp mục tiêu 140/85 mmHg (138,4 ± 10,1/79,2 ± 7,5 mmHg), trong khi nhóm enalapril/amlodipine chưa đạt được (143,9 ± 16,4/81,0 ± 8,2 mmHg). Mức giảm huyết áp tâm thu nhiều hơn có ý nghĩa ở nhóm phối hợp indapamide SR/amlodipine so với nhóm dùng enalapril/amlodipineỞ phân nhóm dung đến liều amlodipine 10 mg, nhóm indapamide SR/amlodipine 10 mg có mức giảm huyết áp tâm thu nhiều hơn nhưng chưa đạt được sự khác biệt có ý nghĩa do số lượng bệnh nhân hạn chế ở mỗi nhóm. Phối hợp thuốc được chứng minh là an toàn và dung nạp tốt trong các phân tích.

Hình 6: Kết quả nghiên cứu NESTOR CCB Elderly[4]

 Phối hợp thuốc cố định liều trong 1 viên thuốc được chứng minh làm tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp, đã được đưa vào các khuyến cáo điều trị từ năm 2009. Indapamide SR và amlodipine là viên thuốc phối hợp đầu tiên giữa nhóm lợi tiểu Thiazide/giống Thiazide và chẹn kênh Canxi trong điều trị THA, có mặt trên thị trường từ năm 2013, đã được chứng minh hiệu quả và tính an toàn trong nhiều nghiên cứu lâm sàng.

            Trong nghiên cứu EFFICIENT (nghiên cứu đa trung tâm, mở, không so sánh, tiến cứu pha 4) được tiến hành trên 196 bệnh nhân ngoại trú trong hệ thống chăm sóc ban đầu ở thành phố mới được chẩn đoán THA độ II-III hoặc THA chưa được kiểm soát trước đó với thuốc chẹn kênh Canxi, sẽ được dùng 1 viên thuốc phối hợp cố định liều indapamide SR/amlodipine 1,5/5 mg và theo dõi hiệu quả hạ áp trong vòng 45 ngày. Tiêu chí chính là thay đổi mức huyết áp trung bình sau điều trị, tiêu chí phụ là tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát được huyết áp (< 140/90 mmHg). Kết quả nghiên cứu cho thấy viên thuốc phối hợp làm giảm trung bình 28,5/15,6 mmHg và 85 % bệnh nhân kiểm soát được huyết áp. Đáp ứng với điều trị tương tự với các phân nhóm bệnh nhân THA chưa được kiểm soát trước đó với thuốc chẹn kênh Canxi, chưa điều trị hay có tiền sử đái tháo đường. Độ THA càng cao, mức giảm huyết áp càng lớn (giảm 33,1/18,4 mmHg ở nhóm THA độ II và 51,2/20,3 mmHg ở nhóm THA độ III); đặc biệt ở nhóm THA độ III, tỷ lệ giảm huyết áp tâm thu/tâm trương là 2,52, cao hơn tỷ lệ này khi phối hợp thuốc ức chế Renin-Angiotensin/HCTZ trong các nghiên cứu trước đó, cho thấy khả năng hạ huyết áp tâm thu tốt hơn khi phối hợp indapamide SR/amlodipine. Điều trị được dung nạp tốt và không có trường hợp phù ngoại biên nào được ghi nhận, có thể do tác dụng giãn mạch của indapamide giúp cân bằng với tác dụng phụ gây phù của amlodipine [5].

Hình 7: Mức giảm HA trung bình chung và ở phân nhóm bệnh nhân THA độ II, độ III trong nghiên cứu EFFICIENT[13]

Hình 8: Tỷ lệ kiểm soát được huyết áp chung, ở phân nhóm chưa được điều trị trước đó và chưa kiểm soát được với thuốc chẹn kênh Canxi trong nghiên cứu EFFICIENT[5]

 Dominiczak và cộng sự tiến hành một nghiêncứupha III ngẫu nhiên, mù đôi, phân nhóm song song, đa trung tâm ở 13 quố cgia, so sánh hiệu quả hạ áp của viên phối hợp Indapamide SR/Amlodipine và Amlodipine/Valsartan trong thời gian 12 tuần trên đối tượng bệnh nhân THA nguyên phát mức độ nhẹ-trung  bình chưa được điều trị hoặc chưa kiểm soát được huyết áp bằng đơn trị liệu[10]. Những BN được tuyển vào nghiên cứu có 4 tuần run-in, dừng các thuốc trước đó nếu có và được chuyển sang dùng amlodipine 5 mg. Nếu huyết áp chưa được kiểm soát sẽ được phân ngẫu nhiên dung viên phối hợp Indapamide SR/amlodipine 1,5/5 mg hoặc Amlodipine/Valsartan 5/80 mg. Ba lần thăm khám được thực hiện tại tuần 0, 6 và 12. Những bệnh nhân có huyết áp chưa được kiểm soát (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg đo tại phòng khám) được tăng liều lên Indapamide SR/Amlodipine 1,5/10 mg hoặc Amlodipine/Valsartan 5/160 mg ở tuần thứ 6.

Hình 9: Thiết kế nghiên cứu[1]

Bệnh nhân được thực hiện đo huyết áp tại phòng khám và ngoài phòng khám (Holter huyết áp 24h và đo huyết áp tại nhà) theo những quy trình tiêu chuẩn. Tổng cộng có 473 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm với các đặc điểm chung tương đồng. Sau 4 tuần run-in bằng amlodipine 5 mg, mức huyết áp trung bình là 160/92 mmHg. Có 273 bệnh nhân được theo dõi Holter huyết áp (ABPM), trong đó 216 BN (79 %) cóTHA không được kiểm soát kéo dài (SUCH) được định nghĩa khi huyết áp 24h trung bình trên Holter bất thường với huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg. Theo dõi huyết áp tại nhà (HBPM) có 194 bệnh nhân.

Sau 12 tuần, mức giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở 2 nhóm đều có ý nghĩa (p < 0,001) và tương đồng. Kết thúc nghiên cứu, 50 % số bệnh nhân kiểm soát được huyết áp và 70 % đáp ứng với điều trị ở cả 2 nhóm. Trên nhóm đối tượng THA không được kiểm soát kéo dài (SUCH), tác động lên huyết áp tâm thu đo tại phòng khám của phối hợp indapamide SR/amlodipine tốt hơn có ý nghĩa so với nhóm amlodipine/valsartan (sự khác biệt là 4,7 mmHg, p = 0,016) với mức giảm 23/10 mmHg từ mức trung bình 160/94 mmHg so với mức giảm 18/8 mmHg từ mức 161/92 mmHg. 

KẾT LUẬN

            Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất với nhiều biến chứng nguy hiểm. Phối hợp thuốc ngay từ đầu trong điều trị THA rất cần thiết để kiểm soát được huyết áp và làm giảm biến cố tim mạch. Phối hợp thuốc lợi tiểu và chẹn kênh Canxi đã được chứng minh hiệu quả hạ áp cũng như giảm biến cố tim mạch và đã được đưa vào các khuyến cáo điều trị. Trên lâm sàng, những bệnh nhân THA nhạy cảm muối và hoạt tính renin thấp được hưởng lợi nhiều nhất từ phối hợp này, bao gồm đối tượng người cao tuổi, THA tâm thu đơn độc, người gốc Phi hay người Đông Á và để dự phòng đột quỵ nếu không có các chỉ định ưu tiên cần dùng thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể Angiotensin hay chẹn beta.

Indapamide và amlodipine là những thuốc tiêu biểu của nhóm thuốc lợi tiểu và chẹn kênh Canxi với những đặc điểm và ưu điểm khác biệt. Phối hợp 2 thuốc, trong 1 viên thuốc cố định liều, giúp kiểm soát tốt huyết áp và cải thiện kết cục tim mạch cho người bệnh THA.

Theo timmachhoc

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua google bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua twitter bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua MySpace bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua icio bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua digg bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Chẹn kênh Canxi và lợi tiểu Thiazide trong điều trị tăng huyết áp: Sự phối hợp bị bỏ quên? (P2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP