Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1)
Ngày 16/11/2020 11:07 | Lượt xem: 1645

Tỉ lệ rung nhĩ (RN) và thuyên tắc tĩnh mạch sâu (DVT) đang ngày càng tăng, điều này dẫn đến số lượng BN dùng kháng đông (KĐ) ngày càngnhiều.

 

Những BN này có nguy cơ bi chảy máu tự phát, hoặc do chấn thương hay phẫu thuật. Kháng vitamin K là thuốc được sử dụng nhiều trong hơn 50 năm qua để điều trị dự phòng thuyên tắc động mạch (ĐM) và tĩnh mạch (TM). Gần đây, các thuốc NOAC (còn gọi là: không phải kháng vitamin K đường uống) đã được chỉ định để thay thế kháng vitamin K trong điều trị dự phòng đột quỵ RN ở BN không do bệnh van tim, điều trị và dự phòng thuyên tắc tĩnh mạch sâu (DVT). Cácthuốcnày bao gồm Dabigatran (ức chế trực tiếp yếu tố II), Rivaroxaban, Apixaban, Endoxaban ức chế yếu tố Xa. NOAC được chứng minh giảm nguy cơ ĐQ tương đương hoặc tốt hơn, giảm tử vong, giảm biến chứng chảy máu nặng (đặc biệt xuất huyết não) ở BN RN không do bệnh van tim và DVT khi so với kháng vit K. Bên cạnh đó thuốc cũng có nhiều ưu điểm như ít tác dụng phụ khác hơn, dùng đường uống liều cố định 1-2 lần ngày, ít tương tác với thức ăn hoặc thuốc khác, cửa sổ điều trị rộng với liều chuẩn, hiệu quả chống đông ổn định không cần theo dõi thường xuyên, BN chấp nhận tốt và dung nạp khi dùng dài hạn. Tuy nhiên, thuốc còn thiếu antidote (Dabigatran mới có antidote nhưng chưa có ở Việt nam) và chưa có xét nghiệm đánh giá đặc hiệu trên lâm sàng. Đó là khó khăn khi BN bị chảy máu hay cần phẩu thuật khẩn. Bài viết này tổngkết lại các tài liệu hiện nay về điều trị BN đang uống NOAC trong các bệnh lý cấp tính. Kỳ sau chúng tôi sẽ tiếp tục viết về điều trị BN đang uống NOAC cần phẫu thuật/thủ thuật (1-2).

II. DƯỢC LỰC HỌC CỦA NOAC (2-6):

Phân loại thuốc KĐ có sẵn hiện nay là dựa trên đường sử dụng (tĩnh mạch so với uống) và cơ chế tác động của nó (trực tiếp hay gián tiếp). Cơ chế và cũng là ưu điểm của các NOAC là chỉ ức chế một khâu quan trọng nhất trong quá trình đông máu là Xa (rivaroxaban, apixaban) hoặc IIa (dabigatran). Điều này khác hẳn với vitamin K ức chế nhiều khâu trong quá trình đông máu do nó làm giảm tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (hình 1). So sánh đặc điểm và chỉ định điều trị giữa các NOAC tóm tắt ở bảng 1.

Nhược điểm chung của nhóm là chưa có thuốc đối kháng (antidote) ngoại trừ dabigaran (nhưng chưa có ở Việt nam), nên khi có biến chứng chảy máu chỉ có thể điều trị triệu chứng.

NOACs là cơ chất cho vận chuyển P-glycoprotein (Pgp), ngoài ra Apixaban và Rivaroxaban còn là cơ chất cho chuyển hóa CXP3A4. Vì thế, các thuốc dùng đồng thời có ảnh hưởng lên các con đường chuyển hóa này cần phải được đánh giá khi dùng chung để ngăn chặn tương tác thuốc (Bảng 2).

Hình 1.Cơ chế tác dụng của thuốc kháng đông mới (4).

Bảng 1. So sánh đặc điểm và chỉ định điều trị giữa các NOAC (2).

Bảng 2: Hiệu quả trên nồng độ huyết tương của NOACs từ tương tác thuốc và khuyến cáo hướng đến liều NOAC (5).

 

Thông qua

Dabigatran

Apixaban

Edoxaban

Rivaroxaban

Atorvastatin

Cạnh tranh P-gp và ức chế CYP3A4

 

+ 18%

 

Chưa có dữ liệu

Không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Digoxin

Cạnh tranh P-gp

Không ảnh hưởng

Chưa có dữ liệu

Không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Verapamil

Cạnh tranh P-gp và ức chế yếu CYP3A4

+ 12-180% (giảm liều)

Chưa có dữ liệu

+ 53% (giảm 50% liều)

Ảnh hưởng nhẹ (thận trọng khi Clcre 15-50 ml/p

Diltiazem

Cạnh tranh P-gp và ức chế yếu CYP3A4

Không ảnh hưởng

+ 40%

Chưa có dữ liệu

Ảnh hưởng nhẹ (thận trọng khi Clcre 15-50 ml/p

Amiodarone

Cạnh tranh P-gp

+ 12-60%

Chưa có dữ liệu

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng nhẹ (thận trọng khi Clcre 15-50 ml/p

Clarithromycin, Erythromycin

Cạnh tranh P-gp và ức chế CYP3A4

+ 15-20%

Chưa có dữ liệu

Chưa có dữ liệu

+ 30-54%

Antacid, PPI, H2

Hấp thu đường tiêu hóa

-12-30%

Chưa có dữ liệu

Không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Thuốc khác tăng NC chảy máu

Tương tác dược lực (ức chế kết tập TC, NSAID, steroid đường toàn thân, thuốc KĐ khác);

Tiền sửhoặc đang XHTH; Phẫu thuật cơ quan quan trọng gần đây (mắt, não); Giảm tiểu cầu (như hóa trị); điểm HAS-BLED ≥ 3

Theo timmachhoc

Pk Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua google bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua twitter bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua MySpace bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua icio bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua digg bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Chăm sóc bệnh nhân dùng kháng đông đường uống mới (NOAC) trong tình huống cấp tính (P1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP