Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng
Ngày 26/11/2020 03:07 | Lượt xem: 814

Vấn đề mấu chốt trong việc đánh giá bệnh nhân ERP là đánh giá nguy cơ tương đối của nó để phát triển VF / SCD. Phát hiện ngẫu nhiên của sóng J trong sàng lọc thường quy ECG không nên được hiểu là dấu hiệu nguy cơ của SCD vì tỷ lệ mắc bệnh gây tử vong này là khoảng 1: 10.000 (Viskin, 2014).

PHÂN TẦNG NGUY CƠ

 Tuy nhiên, cần chú ý cẩn thận khi xác định bệnh nhân có ER “nguy cơ cao”. Nhìn chung, có hai sự xuất hiện khác nhau của sóng J qua ECG 12 chuyển đạo: (1) một sóng chẻ đôi, với sóng J “kinh điển” với QRS và (2), ER “líu ríu”, với sóng J gồm phần kết thúc của QRS, gây ra sự chênh lên của Jo. Bệnh nhân có sóng J khác biệt có tiên lượng xấu hơn so với bệnh nhân có sóng J “líu ríu”.

Giống như BrS, có một số yếu tố nguy cơ “mạnh mẽ” như: (1) tiền sử ngất không rõ nguyên nhân có thể do VT / VF (hoặc ngừng tim) và (2) xuất hiện sóng J chiếm ưu thế ở tất cả các chuyển đạo.Tất cả các nghiên cứu sử dụng tiêu chí chẩn đoán của Haissaguerre để chẩn đoán ERS đã chỉ ra ERP dự đoán SCD.

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan rõ ràng giữa ER và tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch và tử vong do rối loạn nhịp tim. Sóng J hoặc ER được công nhận là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của rối loạn nhịp tim ác tính khi liên quan đến các rối loạn tim khác, như thiếu máu cục bộ, suy tim và hạ thân nhiệt.

Sóng J có thể dự đoán tiên lượng của các biến cố tim trong các bệnh tim khác nhau và sự xuất hiện của sóng J mới trong thiếu máu cục bộ cấp tính dường như là một tín hiệu của VF có thể xảy ra. Vì lý do này, có một cuộc tranh luận lớn liên quan đến việc ER đại diện cho một rối loạn điện nguyên phát hay một chất nền tạo điều kiện cho rối loạn nhịp thất trong một số trường hợp nhất định.

Bệnh sử gia đình của đột tử ở những đối tượng có ERP đã được xác định là một yếu tố nguy cơ (Nunn, 2011).Trong cộng đồng bệnh nhân BrS, người ta biết ERP là một dấu hiệu nguy cơ đã được Conte và cộng sự chứng minh.; họ đã chỉ ra QRS phân đoạn (f-QRS) và ERP là những phát hiện ECG phổ biến ở bệnh nhân BrS có nguy cơ cao, xảy ra ở 27% trường hợp. Khi được kết hợp, f-QRS và ERP có nguy cơ cao hơn đối với các can thiệp phù hợp của ICD trong quá trình theo dõi rất dài hạn (Conte, 2016).

ER Ở VẬN ĐỘNG VIÊN

Mẫu tái cực sớm kinh điển dường như là quy luật ở các vận động viên, được thể hiện trong một tỷ lệ lớn của quần thể thể thao. Từ góc độ lịch sử, sự quan tâm nổi lên về tái cực sớm ở các vận động viên thể hiện rõ từ nửa sau thập niên 1960 (Nakamoto, 1969; Gibbons, 1977).

Đáng quan tâm, trong hơn 40 năm, một số đặc điểm liên quan đến tái cực sớm, chẳng hạn như tỷ lệ nam giới, tỷ lệ mắc bệnh ở các vận động viên dân tộc da đen tăng lên, sự phụ thuộc nhịp tim của sự xuất hiện của nó và ảnh hưởng có thể của trương lực phế vị tăng lên như một yếu tố quyết định cơ chế của mô hình gần như được các nhà nghiên cứu nhất trí chấp nhận như là một “giáo lý”.

Sự cần thiết của sự phân biệt rõ ràng giữa thay đổi điện tâm đồ liên quan đến luyện tập và những nhận định bệnh lý thậm chí còn được nhận thấy nhiều hơn trong bối cảnh lịch sử mà kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn duy nhất có sẵn được giới hạn trong chụp X quang lồng ngực.Tuy nhiên, ngày nay, mặc dù sự phát triển đáng kể của các kỹ thuật hình ảnh, rất ít thay đổi so với những gì Lichtman và cộng sự đã mô tả vào năm 1973: đánh giá y tế thường quy của các vận động viên sức bền được đào tạo tốt thường xuyên bộc lộ các bất thường về điện tim gợi ý về bệnh tim thực thể. Block nhĩ thất độ I và độ II, dẫn truyền tâm thất thay đổi, tiêu chuẩn cho giãn lớn nhĩ hoặc phì đại thất, và bất thường tái cực thường được xác định. Trên cơ sở các biểu hiện bất thường như vậy, vận động viên có thể được khuyên không nên gắng sức, mặc dù kết quả kiểm tra thể chất là bình thường và không có tiền sử cho thấy bệnh tim mạch (Lichtman, 1973).

Sự quan tâm mới về tái cực tái phát sinh vào những năm 1990 sau khi mô tả về hội chứng Brugada, sự quan tâm được chứng minh bằng các phép tương tự đáng kể về sự xuất hiện điện tâm đồ chồng chéo, cơ chế điện sinh lý học chia sẻ (nghĩa là sự phân tán của tái cực xuyên thành được tăng lên) và hiệu quả điều biến của beta blockers.

Bianco và cộng sự vào năm 2001 cho thấy một chẩn đoán phân biệt chính xác hơn giữa mô hình tái cực sớm kinh điển và hình thái Brugada được nghi ngờ chỉ cần thiết ở tỷ lệ nhỏ các vận động viên cấp độ cao nhất (khoảng 8%, tức là những người có ST chênh lên giới hạn ở  chuyển đạo trước tim phải với “sự lồi lên về phía hình thái đỉnh” (Bianco, 2001).

Như đã nêu trước đó, sau khi công trình được công bố trên Tạp chí Y học Nước Anh mới (New England Journal of Medicine) của Haissaguerre và cộng sự hướng dẫn xác định tái cực sớm mới có tác dụng đột phá gây ra sự sụp đổ hoàn toàn của sự tin tưởng thông thường về ý nghĩa lành tính của nó.

Noseworthy và cộng sự là người đầu tiên đánh giá lại vấn đề tái cực sớm ở các vận động viên phải đối mặt với hoàn cảnh mới này. Sử dụng định nghĩa của Haissaguerre về tái cực sớm, họ đã báo cáo tỷ lệ chênh lên của điểm J là 25,1% trong 879 vận động viên trường đại học Hoa Kỳ. Mô hình chủ yếu thể hiện rõ ở các chuyển đạo bên (V4-V6, I và aVL) thay vì ở các chuyển đạo dưới (21,3 so với 2,5%); Sự chênh lên của điểm J hiếm khi chênh lên cao hơn 2 mm ở hai chuyển đạo liên tiếp (2% quần thể được nghiên cứu). Sự chênh lên của phần lên của đoạn ST gần như phổ biến (99% ở chuyển đạo bên và 55% ở chuyển đạo dưới), trong khi đó, đoạn ST đi ngang hoặc đi xuống là hiếm (1,7%) (Noseworthy, 2011).

Một đặc điểm đáng chú ý khác ở các vận động viên là tái cực sớm rất ổn định; nó chỉ trở nên ít rõ ràng hơn trong khi tập thể dục và biến mất trong trường hợp ngừng tập kéo dài, trong khi các bất thường bị mất đi và nhỏ hơn sự chuyển đổi QRS – ST được biết để xảy ra ở các bệnh nhân rối loạn nhịp thất.

Biasco và cộng sự đã công bố một phân tích hồi cứu được thực hiện ở quần thể cầu thủ bóng đa chuyên nghiệp tương đối lớn gồm 332 người. Trong số này tỷ lệ chênh lên của điểm J là 35,6%, không có trường hợp tử vong do tim mạch khi theo dõi lâu dài (trung bình là 13,3 năm). Trong phân tích đa biến, mối liên quan nghịch đảo với nhịp tim được biết đã được xác nhận trong khi tín hiệu mạnh theo hướng vai trò  cơ chế điện thế của phì đại thất trái cũng được thấy rõ (Biasco, 2013).Tuy nhiên, chúng ta tập trung vào phần cuối cùng về đánh giá cho những người tham gia thể thao để ngăn ngừa SCD, xem xét sự hiện diện của ERP trong các vận động viên như một sự thích nghi sinh lý và vì vậy họ không đề xuất bất kỳ đánh giá nào nữa (Mont, 2016).

ĐIỀU TRỊ

Bảng 6 đưa ra các khuyến cáo cho việc quản lý ERS như được minh họa trong tuyên bố đồng thuận của chuyên gia HRS / EHRA / APHRS năm 2013 về chẩn đoán và quản lý bệnh nhân hội chứng rối loạn nhịp tim nguyên phát và hướng dẫn ESC năm 2015 để quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và ngăn ngừa SCD. Các khuyến cáo đó dựa trên các tài liệu hiện có và kinh nghiệm lâm sàng của các thành viên Lực lượng Đặc nhiệm. Như với tất cả các khuyến cáo như vậy, họ sẽ cần phải trải qua xác nhận liên tục trong các nghiên cứu trong tương lai.

Một cách tiếp cận trị liệu trong lĩnh vực JWSs được thiết lập cho bệnh nhân BRs, trong đó giáo dục và thay đổi lối sống là rất quan trọng để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim; bệnh nhân nên được thông báo về các yếu tố điều biến và thúc đẩy khác nhau có thể gây ra rối loạn nhịp tim ác tính. Đối với ERS, tại thời điểm này, không có khuyến cáo dựa trên cơ sở rõ ràng nào để tránh tái phát loạn nhịp thất.

Bảng 6. Khuyến cáo đồng thuận chuyên gia về can thiệp điều trị Hội chứng Tái cực Sớm

Các khuyến cáo đồng thuận chuyên gia về can thiệp điều trị tái cực sớm
Class I 1. Cấy ICD được khuyến cáo ở các bệnh nhân chẩn đoán hội chứng ER người đã được cứu sống sau ngừng tim.
Class IIa 2. Truyền Isoproterenol được sử dụng trong ngăn chặn báo điện ở các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ER.

3. Quinidine thêm vào ICD có thể được sử dụng để ngăn ngừa thứ phát VF ở các bệnh nhân với chẩn đoán hội chứng ER.

Class IIb 4. Cấy ICD có thể được xem xét ở các thành viên gia đình các bệnh nhân hội chứng ER có triệu chứng với bệnh sử ngất có biểu hiện của đoạn ST chênh lên >1 mm ở ≥ 2 ở các chuyển đạo dưới hoặc bên.

5. Cấy ICD có thể được xem xét ở các cá thể không triệu chứng được chứng minh mẫu ECG ER nguy cơ cáo (biên đội sóng J cáo, đoạn ST đi ngang / xuống) trong sự hiện diện của bệnh sử gia định mạnh mẽ có đột tử không giản thích được ở vị thành niên với có hoặc không có đột biến bệnh lý.

Class III 1. Cấy ICD không được khuyến cáo ở các bệnh nhân không triệu chứng với mẫu ECG ER đơn thuần.

 

ĐIỀU TRỊ CẤY KHỬ RUNG TIM

Chiến lược điều trị hiệu quả duy nhất đã được chứng minh để phòng ngừa SCD ở bệnh nhân BrS và ERS có nguy cơ cao là ICD (Brugada, 2000).

Điều quan trọng là phải nhận ra các ICD có liên quan đến các biến chứng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi hoạt động (Conte, 2015). Sau 10 năm cấy, tỷ lệ sốc không phù hợp và vấn đề dây điện cực lần lượt là 37% và 29%. Theo dõi từ xa có thể xác định lỗi điện cực và ngăn ngừa các cú sốc không phù hợp (Sacher, 2009). Các ICD dưới da được cho là đại diện cho tương lai cho chỉ định này do chúng được dự kiến sẽ liên quan đến ít biến chứng hơn trong suốt cuộc đời (De Maria, 2015).

Cấy ICD là liệu pháp đầu tiên cho bệnh nhân JWS bị SCD được cứu sống hoặc VT / VF được ghi nhận (khuyến cáo class I).

Hiện tại, không có vai trò rõ ràng đối với PES ở bệnh nhân ERS

ĐIỀU TRỊ MÁY TẠO NHỊP

Các biến cố loạn nhịp và SCD ở cả BrS và ERS thường xảy ra trong khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi và có liên quan đến nhịp tim chậm. Những quan sát này thiết lập một vai trò điều trị tiềm năng cho tạo nhịp nhưng chỉ có một vài báo cáo trường hợp, giới hạn ở BrS (Bertomeu-Gonzalez, 2006).

ĐIỀU TRỊ TRIỆT PHÁ TẦN SỐ RADIO

Không có báo cáo lâm sàng nào về việc triệt phá nền thất trái ở các bệnh nhân ERS. Ở các bệnh nhân có BrS phối hợp với ERS, triệt phá thượng tâm mạc trước thất phải (gồm RVOT) không có lợi trên ERP.

ĐIỀU TRỊ THUỐC 

Điều trị thuốc của ERS tương tự như BrS, xác nhận cơ chế cơ bản là tương tự. Quinidine, chất ức chế phosphodiesterase III và isoproterenol đều đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị trong việc ngăn ngừa hoặc làm dịu rối loạn nhịp tim liên quan đến ERS. Isoproterenol đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm dịu cơn bão điện phát triển ở bệnh nhân ERS (Haissaguerre, 2009). Isoproterenol đã được chứng minh là hoạt động bằng cách đảo ngược các bất thường tái cực gây ra kiểu hình bệnh thứ phát sau sự phục hồi của vòm AP (điện thế hoạt động) thượng tâm mạc trong các mô hình thực nghiệm của ERS (Koncz, 2014). Tác dụng này của thuốc chủ vận beta-adrenergic được mong đợi vì tác dụng của nó làm tăng ICa.

Chất ức chế phosphodiesterase III cilostazol đã được báo cáo là làm giảm ECG và các biểu hiện loạn nhịp của ERS (Iguchi, 2013). Các chất ức chế phosphodiesterase được biết là kích hoạt ICa thứ phát do tăng cAMP. Việc tăng cường ICa được cho là để ngăn ngừa loạn nhịp tim liên quan đến JWS bằng cách đảo ngược các khiếm khuyết tái cực và khôi phục tính đồng nhất điện qua thành tâm thất thứ phát sau việc phục hồi vòm AP thượng tâm mạc trong ERS (Gurabi, 2014). Cilostazol đã được giả thuyết cũng có thể chặn Ito. Sự gia tăng ICa cùng với sự ức chế Ito được cho sẽ tạo ra sự dịch chuyển vào bên trong sự cân bằng của các dòng điện hoạt động trong giai đoạn đầu của AP thượng tâm mạc nên là đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn hoạt động của sóng J. Hiệu quả của bepridil trong ERS đã được báo cáo chỉ một lần (Aizawa, 2013).

KẾT LUẬN VÀ VIỄN CẢNH TƯƠNG LAI

Do sự phổ biến của ERP cao và nguy cơ rối loạn nhịp tim tương đối thấp ở những bệnh nhân có tình trạng này, việc tư vấn và quản lý là thách thức đặc biệt. Cần phải hiểu rõ khi nào các cá thể ERP có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim, xác định một số tiêu chí nguy cơ giúp bác sĩ tim mạch phân loại rõ ràng nguy cơ SCD. Tần suất không đồng nhất của các sự kiện loạn nhịp ở những người ERP khiến việc xác định các biện pháp can thiệp hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ loạn nhịp là thách thức. Mặc dù cả quinidine và isoproterenol đều có hiệu quả trong việc quản lý bệnh nhân VF và cơn bão điện, dữ liệu dựa trên bằng chứng vẫn chỉ giới hạn ở các mẫu nhỏ với số lượng theo dõi hạn chế. Chỉ định thích hợp để kê đơn những loại thuốc như vậy vẫn chưa rõ ràng và liệu có bất kỳ vai trò nào đối với liệu pháp y tế trong môi trường phòng ngừa tiên phát hay không, vẫn chưa được biết. Vẫn chưa biết liệu ở bệnh nhân ERP có tồn tại một số tác nhân gây rối loạn nhịp tim có thể tránh được (ví dụ: thuốc) hay không. Ý nghĩa tiên lượng của việc luyện tập gắng sức, có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc ERP, tương tự vẫn chưa rõ ràng ngay cả khi một số nghiên cứu không cho thấy nguy cơ rối loạn nhịp tim tăng lên.Tuyên bố đồng thuận mới nhất của Chuyên gia quốc tế về chẩn đoán và quản lý bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn nhịp tim di truyền không tập trung sự chú ý vào phòng ngừa tiên phát vì thiếu bằng chứng hiện tại.

Như đã lưu ý trước đây, nguy cơ SCD ở những bệnh nhân không có triệu chứng không có tiền sử gia đình mắc SCD là rất thấp, và việc điều tra hoặc điều trị thêm không được chỉ định dựa trên dữ liệu hiện tại.

Bệnh nhân có khả năng ngất do loạn nhịp hoặc tiền sử gia đình bị đột tử do tim nên được đánh giá thêm về các đặc điểm lâm sàng nguy cơ cao.

Người ta cho rằng một cơ quan đăng ký quốc tế quy mô lớn có thể giúp xác định các yếu tố còn thiếu để phân tầng bệnh nhân tốt hơn và thiết lập một cách tiếp cận rõ ràng để phân tầng nguy cơ của bệnh nhân với ERP.

(Còn nữa…)

Theo timmachoc

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua google bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua twitter bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua MySpace bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua LinkedIn bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua stumbleupon bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua icio bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua digg bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua yahoo bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua yahoo bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua yahoo bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng Chia sẽ qua yahoo bài: Đột tử tim: Dự báo, tỷ lệ lưu hành, bối cảnh lâm sàng

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP