Phục hồi chức năng tim mạch (P1)
Ngày 02/12/2020 03:59 | Lượt xem: 1095

Phục hồi chức năng (PHCN) tim mạch là tiến trình khôi phục lại cho một cá nhân có bệnh lý tim mạch đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người đó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, PHCN là các hoạt động đòi hỏi để đảm bảo cho bệnh nhân tim mạch đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội để họ có thể tự cố gắng đạt được một vị trí trong cộng đồng và tiến đến một cuộc sống tích cực.

Chỉ định và chống chỉ định của PHCN tim mạch

1.2.1. Chỉ định

  • Bệnh nhân sau hội chứng vành cấp ổn định với điều trị nội khoa (Class IA)
  • Cơn đau thắt ngực ổn định (Class IB)
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu chủ-vành – PTBCCV (Class IA)
  • Bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da (Class IA)
  • Suy tim mạn ổn định (suy tim tâm thu hoặc tâm trương)
  • Bệnh nhân sau ghép tim
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật van tim
  • Bệnh mạch máu ngoại biên (Class IA)
  • Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ (YTNC) mạch vành: đái tháo đường týp 2, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp hoặc béo phì

1.2.2. Chống chỉ định

  • Cơn đau thắt ngực không ổn định
  • Tăng huyết áp chưa kiểm soát (HATT lúc nghỉ 180 và/hoặc HATTr lúc nghỉ 110 mm Hg)
  • Hạ huyết áp tư thế đứng > 20 mm Hg có triệu chứng
  • Hẹp van động mạch chủ (ĐMC) nặng (diện tích mở van < 1,0 cm2)
  • Loạn nhịp thất hoặc nhĩ chưa kiểm soát
  • Nhịp nhanh xoang chưa kiểm soát ≥ 120 l/phút
  • Suy tim mất bù
  • Blốc nhĩ thất độ III chưa đặt máy tạo nhịp
  • Viêm màng ngoài tim cấp hoặc viêm cơ tim cấp
  • Tiền sử thuyên tắc mạch gần đây
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối cấp
  • Bệnh lý toàn thân cấp hoặc sốt
  • Đái tháo đường chưa kiểm soát (đường huyết đói ≥ 300 mg/dL)
  • Bệnh lý xương khớp nặng gây hạn chế vận động
  • Bệnh lý chuyển hóa cấp: viêm tuyến giáp cấp, hạ kali máu, tăng kali máu hoặc giảm thể tích máu.

1.3. Lợi ích của PHCN tim mạch

  • Trên khả năng vận động: tăng mức tiêu thụ oxy đỉnh, tăng ngưỡng hoạt động yếm khí.
  • Cải thiện triệu chứng: giảm tần suất cơn đau thắt ngực do tăng ngưỡng thiếu máu cục bộ cơ tim, giảm các triệu chứng suy tim ở cùng cường độ hoạt động thể chất.
  • Trên tim: giảm nhịp tim và tích số kép (double product) ở cùng mức công tải dưới ngưỡng tối đa, ngăn ngừa tái cấu trúc thất trái, ngăn ngừa suy giảm chức năng tâm thu thất trái, cải thiện chức năng tâm trương thất trái, cải thiện chuyển hóa cơ tim.
  • Trên hệ ĐMV: Ngăn ngừa sự tiến triển của tổn thương xơ vữa động mạch vành, cải thiện đáp ứng giãn mạch độc lập hoặc phụ thuộc nội mạc.
  • Trên YTNC mạch vành: giảm huyết áp tâm thu, tăng HDL-C và giảm triglyceride, giảm tỉ lệ hút thuốc lá.
  • Trên tuần hoàn ngoại biên: giảm sức đề kháng mạch máu ngoại biên lúc nghỉ và khi vận động, cải thiện chức năng nội mạc mạch ngoại biên.
  • Trên hệ thần kinh tự động: Giảm hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm , tăng hoạt hóa hệ thần kinh phó giao cảm, cải thiện độ nhạy của phản xạ áp lực (baroreflex).
  • Cải thiện tiên lượng bệnh tim mạch: Giảm tần suất mới mắc các biến cố mạch vành, giảm tỉ lệ nhập viện do đợt cấp suy tim, giảm tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do tim mạch.
  • Trên hệ hô hấp: giảm thể tích thông khí ở cùng mức công tải dưới ngưỡng tối đa.
  • Trên sử dụng oxy ngoại biên: Tăng sự chênh lệch oxy động – tĩnh mạch tối đa.
  • Giảm phản ứng viêm thông qua giảm CRP và các cytokine tiền viêm.
  • Trên hệ cơ xương: tăng mật độ ty lạp thể, tăng hoạt tính của các enzym oxy hóa trong cơ xương, tăng mật độ mao mạch trong cơ xương, tăng cường chuyển đổi từ sợi cơ loại II sang sợi cơ loại I.
  • Trên huyết học: Giảm khả năng kết tập tiểu cầu, giảm hoạt động đông máu.

1.4. Tính an toàn của PHCN trên bệnh nhân tim mạch

Một nghiên cứu quan sát của Pháp trên 25.000 bệnh nhân tham gia phục hồi chức năng tim mạch đã báo cáo tỷ lệ biến cố tim mạch khá thấp là 1/50.000 giờ tập luyện thể dục, tương đương với 1,3 biến cố ngưng tim /1 triệu giờ-bệnh nhân. Một nghiên cứu của Mỹ cũng đã báo cáo tỉ lệ biến cố rung thất xảy ra khoảng 1 /111.996 giờ tập thể dục và tỉ lệ NMCT khoảng 1 /294.118 giờ-bệnh nhân.

                 Các bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao (đau thắt ngực không ổn định, rối loạn nhịp thất chưa kiểm soát và suy tim nặng III-IV, phân suất tống máu < 35%) cần được các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm khám đánh giá trước khi quyết định tham gia vào chương trình PHCN tim mạch.

  1. CU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM MẠCH 

2.1. Các thành phần của chương trình PHCN tim mạch toàn diện:   

  • Điều trị nội khoa tối ưu: ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, thuốc hạ lipid máu, thuốc điều trị triệu chứng và các phương thức điều trị phòng ngừa biến cố thứ phát (chẹn bêta, cấy máy khử rung …).
  • Giáo dục tư vấn sức khỏe: tuân thủ điều trị chế độ dinh dưỡng, quản lý cân nặng, ngưng hút thuốc lá, nhận diện và cách xử trí các triệu chứng tim mạch, cách tập luyện vận động an toàn và hiệu quả, cách thư giãn và đối phó với stress.
  • Tư vấn tâm lý và điều trị rối loạn tâm lý (nếu có).
  • Tư vấn hướng nghiệp: Dựa vào chỉ số MET đo được qua nghiệm pháp gắng sức tim phổi, bệnh nhân sẽ được tư vấn về nghề nghiệp khi tái hòa nhập xã hội (khả năng < 3 METs sẽ phù hợp với công tác quản lý, thư ký văn phòng, hoặc các công việc không đòi hỏi nhiều đến thể lực; từ 3 đến 6 METs, bệnh nhân có thể tham gia những hoạt động sản xuất nông nghiệp với cường độ thấp – trung bình; từ 7 đến 10 METs, bệnh nhân có thể tham gia các công việc xây dựng và công nghiệp nặng ngoài trời).
  • Xây dựng: xây chương trình tập luyện phù hợp với từng bệnh nhân riêng biệt theo nguy cơ, có giám sát và điều chỉnh theo từng giai đoạn bệnh.

2.2. Các giai đoạn của chương trình PHCN tim mạch toàn diện

PHCN tim mạch là một quá trình chăm sóc sức khỏe liên tục bắt đầu từ giai đoạn nội trú sau khi xảy ra các biến cố cấp (giai đoạn I), tiếp tục đến giai đoạn điều trị phục hồi ngoại trú kết hợp nội trú (giai đoạn II) và sau đó là chương trình chăm sóc lâu dài thông qua các hoạt động cộng đồng để tiếp tục duy trì việc tập luyện thể dục và lối sống lành mạnh (giai đoạn III).

Giai đoạn I: là giai đoạn bệnh nhân đang nằm viện, thường là 1-14 ngày, mục tiêu giúp bệnh nhân có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt trong nhà hằng ngày. PHCN trong giai đoạn I bao gồm: tối ưu hóa điều trị nội khoa, tư vấn và giáo dục sức khỏe (thay đổi yếu tố nguy cơ, tuân thủ điều trị thuốc, hướng dẫn thời điểm và cách thức tái khởi đầu các hoạt động sinh hoạt hàng ngày) đồng thời kết hợp tập luyện vận động sớm và gia tăng dần mức độ. Lợi ích của vận động sớm trong giai đoạn này là giúp bệnh nhân tránh được biến chứng của việc nằm lâu tại giường bao gồm thoái hóa cơ, chóng mặt tư thế, rối loạn hoạt động  của bàng quang và ruột, loét tì đè, huyết khối tĩnh mạch sâu và viêm phổi. Ngoài ra vận động sớm còn giúp bệnh nhân giải tỏa các yếu tố tâm lý liên quan đến biến cố cấp, giúp bệnh nhân vượt qua cảm giác sợ hãi, mang đến cảm giác không phụ thuộc, tăng cường sự tự tin, từ đó giảm hoặc phòng tránh bệnh trầm cảm. Ngoài ra, tính trên hiệu quả về mặt chi phí và kinh tế xã hội, vận động sớm giúp giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ sử dụng giường bệnh, giúp bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống và công việc.

Giai đoạn II còn được gọi là giai đoạn hồi phục, kéo dài từ 6 đến 12 tuần,  bắt đầu từ sau khi bệnh nhân xuất viện. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ tham gia chương trình PHCN tim mạch tại các trung tâm PHCN hoặc tham gia chương trình PHCN ngoại trú dưới sự giám sát của nhân viên y tế, từ 1 đến 3 lần mỗi tuần, với các phương thức cung cấp dịch vụ thay đổi linh hoạt phù hợp với điều kiện khác nhau của các bệnh nhân (bao gồm các dịch vụ PHCN tại trung tâm hoặc tại nhà, PHCN được giám sát qua điện thoại và internet…). Chương trình PHCN giai đoạn II nhằm hỗ trợ sự cải thiện hơn nữa các chức năng còn hạn chế về thể chất, tinh thần và xã hội để tạo thuận lợi cho việc trở lại các hoạt động hàng ngày. Đây là giai đoạn nòng cốt trong chương trình PHCN với các hoạt động bao gồm tập luyện vận động theo mục tiêu có giám sát, điều chỉnh yếu tố nguy cơ, giáo dục sức khỏe, tư vấn tâm lý và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khuyến khích bệnh nhân tiếp tục duy trì các thói quen này mang đến hiệu quả bảo vệ tim lâu dài.

Giai đoạn III còn được gọi là giai đoạn duy trì, là giai đoạn PHCN dựa vào cộng đồng nhằm duy trì các hoạt động PHCN để tiếp tục đạt được các lợi ích lâu dài của việc tập luyện thể dục và giảm thiểu nguy cơ tái phát biến cố (dự phòng thứ phát). Dù có cải thiện rõ rệt về chức năng của tim phổi, huyết động học và sức cơ trong các giai đoạn phục hồi sớm, nhưng cần thiết phải tiếp tục chương trình tập luyện thể dục suốt đời bởi vì những ích lợi đạt được này sẽ mất đi nếu ngưng tập luyện trên 3 tháng.

2.3. Bốn yếu tố cơ bản của chương trình tập luyện vận động (FITT): 

Khi xây dựng chương trình tập luyện vận động cho từng bệnh nhân, cần chú ý đến 4 yếu tố: (1) tần suất tập luyện, (2) cường độ, (3) thời lượng tập luyện và (4) loại bài tập vận động (FITT: Frequency – Intensity – Time – Type).

  • Tần suất tập luyện: tần suất cần thiết để cải thiện sự đáp ứng phù hợp của hệ tim mạch với vận động là ít nhất 3 lần trong 1 tuần (ngày tập – ngày nghỉ). Tập luyện thường xuyên mới đem lại hiệu quả mong muốn của một quá trình luyện tập gắng sức. Giúp duy trì được sức bền, sức chịu đựng của cơ tim và cơ bắp, tăng khả năng hoạt động thể lực.
  • Thời lượng tập luyện thường khoảng 20-60 phút, có thể cộng dồn và nên có thời gian nghỉ giữa chừng, không nên tập liên tục > 20 phút.
  • Cường độ tập luyện hết sức quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch. Cường độ tập luyện được chỉ định tùy theo kết quả lượng giá chức năng tim mạch và nguy cơ tập luyện của bệnh nhân. Cường độ tập luyện dựa vào các thông số: Điểm ngưỡng hô hấp kỵ khí AT, tần số tim tối đa, tần số tim lúc nghỉ, tần số tim ở ngưỡng thiếu máu cục bộ và thang điểm Borg.
  • Loại bài tập: Các bài tập sức bền hiếu khí, là các bài tập cường độ thấp, lặp lại nhiều lần ở các nhóm cơ lớn, ví dụ đi bộ, chạy bộ, bơi lội, leo cầu thang, đạp xe đạp … Mục tiêu tăng cường vận động các nhóm cơ lớn, thúc đầy tiêu hao calorie nhằm giảm trọng lượng thừa và nâng cao sức khoẻ. Những bài tập này giúp cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và chịu đựng các hoạt động kéo dài. Ngoài ra bệnh nhân có thể được tập các bài tập sức mạnh: như tạ tay 1-2 kg, dải băng kéo dãn hoặc các bài tập với kháng lực (tập cơ tay, tập cơ chân, tập cơ bó quanh thân …). Các bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện khả năng vận động cũng như cảm nhận của cơ thể.

Theo timmachhoc

Pk Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua google bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua twitter bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua MySpace bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua icio bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua digg bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1) Chia sẽ qua yahoo bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP