Phục hồi chức năng tim mạch (P2)
Ngày 04/12/2020 09:49 | Lượt xem: 922

Phục hồi chức năng (PHCN) tim mạch là tiến trình khôi phục lại cho một cá nhân có bệnh lý tim mạch đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người đó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, PHCN là các hoạt động đòi hỏi để đảm bảo cho bệnh nhân tim mạch đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội để họ có thể tự cố gắng đạt được một vị trí trong cộng đồng và tiến đến một cuộc sống tích cực.

PHÂN TẦNG NGUY CƠ TRƯỚC TẬP LUYỆN THỂ DỤC

               Tất cả các bệnh nhân tim mạch trước khi tham gia tập luyện thể dục cần được thăm khám lâm sàng và thực hiện các nghiệm pháp gắng sức tim phổi để lượng giá nguy cơ khi tập luyện, từ đó xác định tính phù hợp của tập thể dục và xây đựng mức độ tập luyện thích hợp cho từng cá thể. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã phân ra 4 nhóm nguy cơ tập luyện dựa trên tình trạng bệnh lý và kết quả từ các trắc nghiệm lượng giá chức năng tim mạch:

NHÓM A: người khỏe mạnh, bao gồm:

A1. Nam <45 tuổi và nữ < 55 tuổi không có triệu chứng hoặc sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ mạch vành

A2. Nam ≥ 45 tuổi và nữ ≥ 55 tuổi không có triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh tim và có < 2 yếu tố nguy cơ tim mạch

A3. Nam ≥ 45 tuổi và nữ ≥ 55 tuổi không có triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh tim và có ≥ 2 yếu tố nguy cơ tim mạch

NHÓM B: bệnh tim mạch ổn định có nguy cơ biến chứng thấp khi tập thể dục

Bao gồm các bệnh nhân có bất kỳ chẩn đoán nào sau đây: (1) Bệnh mạch vành ổn định (NMCT, can thiệp ĐMV, PTBC, CĐTN, hẹp ĐMV, NPGS dương tính); (2) Bệnh tim van tim nhẹ hoặc trung bình; (3) Bệnh tim bẩm sinh; (4) Bệnh cơ tim với phân suất tống máu ≤ 30% (trừ bệnh cơ tim phì đại hoặc viêm cơ tim gần đây).

Và phải bao gồm tất cả các đặc điểm sau: (1) Phân loại NYHA I hoặc II, không có dấu hiệu suy tim sung huyết; (2) Khả năng vận động ≥ 6 METs; (3) Không có dấu hiệu TMCB tim hoặc cơn đau thắt ngực lúc nghỉ hoặc khi thực hiện NPGS ≤ 6 METs; (4) Tăng huyết áp tâm thu thích hợp khi vận động; (5) Không có nhịp nhanh thất khi nghỉ ngơi hoặc khi vận động; (6) Có khả năng tự kiểm soát cường độ vận động của bản thân.

NHÓM C: bệnh tim mạch có nguy cơ biến chứng cao khi tập thể dục:

Bao gồm các bệnh nhân có bất kỳ chẩn đoán nào sau đây: (1) Bệnh mạch vành ổn định (NMCT, can thiệp ĐMV, PTBCCV, CĐTN, hẹp ĐMV, NPGS dương tính); (2) Bệnh van tim nhẹ hoặc trung bình; (3) Bệnh tim bẩm sinh; (4) Bệnh cơ tim với phân suất tống máu ≤ 30% (trừ bệnh cơ tim phì đại hoặc viêm cơ tim gần đây) ; (5) Rối loạn nhịp thất phức tạp không được kiểm soát tốt.

Và có ít nhất 1 trong các biểu hiện sau: (1) Phân loại NYHA III hoặc IV; (2) Khả năng gắng sức < 6 METs; (3) NPGS có CĐTN hoặc ST chênh xuống TMCB ở mức gắng sức < 6 METs hoặc huyết áp tâm thu giảm dưới mức cơ bản trong khi vận động hoặc xuất hiện nhịp nhanh thất trái không kéo dài trong lúc gắng sức; (4) Tiền sử ngưng tim chưa rõ nguyên nhân; (5) Bệnh lý nội khoa có thể đe dọa tính mạng.

NHÓM D: Bệnh tim mạch không ổn định:

Bao gồm các bệnh nhân có bất kỳ chẩn đoán nào sau đây: (1) CĐTN không ổn định; (2) Bệnh hẹp hoặc hở  van tim nặng có triệu chứng; (3) Bệnh tim bẩm sinh nặng; (4) Suy tim mất bù; (5) Loạn nhịp chưa kiểm soát; (6) Các bệnh lý có thể trầm trọng hơn do tập thể dục.

  1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN VẬN ĐỘNG 

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng hiện tại luôn xác định liệu pháp tập luyện thể dục là yếu tố trung tâm của chương trình phục hồi chức năng tim mạch toàn diện và nên được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân trừ khi có chống chỉ định. Mỗi bệnh nhân cần có một chương trình tập luyện riêng biệt sau khi đã được thăm khám, lượng giá cẩn thận.

4.1. Khám lượng giá trước tập luyện:

Tập vận động nên bắt đầu sớm ngay khi có thể (ngày thứ 4 sau hội chứng vành cấp hoặc 1 ngày sau can thiệp mạch vành, càng sớm càng tốt sau phẫu thuật tim nếu bệnh nhân không có biến chứng). Tập vận động nên thực hiện liên tục, tăng tiến với các bài tập phù hợp với bệnh trạng và sức khỏe chung. Điều kiện tiên quyết để khởi đầu vận động sớm là tình trạng tim mạch phải ổn định, bệnh nhân không còn các triệu chứng sauđau ngực, khó thở khi gắng sức, chóng mặt, toát mồ hôi, tím tái, loạn nhịp tim nặng. Các bài tập trong giai đoạn này là các vận động chậm, nhẹ nhàng và công tải phù hợp với mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân. Khi người bệnh cải thiện, bài tập có thể được tăng tiến thành các vận động đầy đủ, phức tạp hơn.

            Trước điểm bắt đầu chương trình tập luyện vận động, các bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng, lượng giá chức năng và phân tầng nguy cơ để xác định tính phù hợp của vận động. Từ đó thiết lập chương trình tập luyện, giám sát và điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể nhằm mục tiêu cải thiện thể chất, nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa biến cố thứ phát mà vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân, tránh được các tai biến trong và sau khi thực hiện bài tập. xây đựng mức độ tập luyện thích  hợp cho từng cá thể.

  • Nhóm A: không cần thiết giám sát và theo dõi trong khi tập thể dục. Tuy nhiên những người được phân loại A-2, A-3 cần được kiểm tra sức khỏe và tốt nhất nên được khảo sát bằng NPGS thể lực trước khi bắt đầu tập thể dục cường độ mạnh.
  • Nhóm B hoặc C: Chương trình tập luyện phải được thiết kế phù hợp từng cá nhân, việc tập luyện được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế có theo dõi huyết áp và ECG cho đến khi bệnh nhân có thể thực hiện vận động một cách an toàn và không cần giám sát, thường là sau ít nhất 6 đến 12 buổi tập.
  • Nhóm D: không khuyến khích vận động cho đến khi tình trạng tim mạch ổn định.

4.2. Chương trình tập luyện vận động cho bệnh nhân mạch vành: 

Giai đoạn nội viện:

  • Tần suất (F): Vận động 2-4 lần/ ngày.
  • Cường độ (I): Nhịp tim mục tiêu ≤ nhịp tim lúc nghỉ + 30 l/phút (+ 20 l/phút nếu bệnh nhân có dùng chẹn bêta). Tối đa 120 l/phút, tương ứng với thang điểm Borg 11-13.

·        Thời lượng (T): Bắt đầu với những đợt đi bộ ngắt quãng kéo dài 3-5 phút nếu bệnh nhân dung nạp. Trong giai đoạn nghỉ, bệnh nhân có thể đi bộ chậm hơn hoặc nghỉ ngơi hoàn toàn với thời gian tập luyện > thời gian nghỉ, tốt nhất = 2:1. Tổng thời gian tập luyện trong ngày khoảng 15-30 phút.·        Loại vận động (T): Đi bộ.               Tiến triển: Thời gian luyện tập sẽ tăng dần theo khả năng của bệnh nhân. Khi thời gian vận động liên tục đạt được 10-15 phút, có thể tăng cường độ vận động theo khả năng dung nạp của bệnh nhân,  trong giới hạn thang điểm Borg và tần số tim được khuyến cáo.

              Lượng giá chức năng tim mạch trước xuất viện (nếu không có chống chỉ định): nghiệm pháp đi bộ 6 phút: ghi nhận quãng đường bệnh nhân đi được (tính bằng mét); nghiệm pháp gắng sức tim phổi, ghi nhận các thông số sau: tần số tim ở thời điểm ngưỡng hô hấp kỵ khí (điểm AT), công vận động ở thời điểm trước điểm AT 1 phút (METs), tần số tim tối đa, lượng oxy đỉnh tiêu thụ (Peak VO2).

Giai đoạn hồi phục: 6-12 tuần sau xuất viện. v Tần suất: Tập luyện vận động 5-7 ngày/tuần, với ít nhất 3 buổi/tuần tập luyện tại trung tâm PHCN tim mạch dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Bệnh nhân ngoại trú được hướng dẫn thực hiện các buổi tập luyện tại nhà (ngoài các buổi tập có giám sát trực tiếp) theo khả năng của từng bệnh nhân.v Cường độ: dựa trên một hoặc nhiều các phương pháp sau

–          Dựa trên kết quả từ nghiệm pháp gắng sức tim phổi: mức luyện tập vận động ở trong khoảng 50-70% tần số tim dự trữ hoặc lượng tiêu thụ oxy đỉnh hoặc dưới tần số tim tại điểm AT.

–          Thang điểm Borg trong khoảng 11-13

–          Tần số tim khi vận động ở mức dưới ngưỡng TMCB 10 nhịp/phút. Ngưỡng TMCB được xác định qua NPGS hoặc qua biểu hiện cơn đau thắt ngực xảy ra khi vận động và giảm hết khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitrate.  v Thời lượng: mỗi buổi tập có đủ 3 giai đoạn vận động theo thứ tự bao gồm: khởi động – tập luyện sức bền – phục hồi.

–          Giai đoạn khởi động và phục hồi kéo dài 5-10 phút, bao gồm căng giãn cơ (stretching), xoay khớp quanh trục (ROM), và vận động hiếu khí cường độ nhẹ (< 50% cường độ tập luyện).

–          Giai đoạn tập luyện sức bền hiếu khí kéo dài khoảng 20-40 phút/lần. Đối với bệnh nhân có khả năng vận động yếu, có thể chia thành nhiều đợt tập luyện ngắn (5-10 phút) hàng ngày.

  • Loại tập luyện:
  • Tập vận động chi trên với tạ tay 1kg, tập khớp vai với hệ thống ròng rọc 5 phút.
  • Tập chi dưới với xe đạp lực kế, có bộ phận theo dõi mạch của bệnh nhân và công thực hiện (watt). Khởi đầu bằng 15 vòng/phút và khuyến khích tăng dần cho đến khi bệnh nhân đạt được nhịp tim mục tiêu.
  • Tập đi bộ ngoài trời 10 phút.
  • Tập lên xuống cầu thang trong 5 phút.

       Tiến triển: cường độ luyện tập sẽ thay đổi theo sự dung nạp của từng bệnh nhân tùy theo mức độ vận động ban đầu, động lực và mục tiêu của từng bệnh nhân, triệu chứng và các giới hạn của hệ cơ xương.

      Để đảm bảo rằng sự an toàn,, nên hướng dẫn bệnh nhân tập đúng kỹ thuật và đúng mức. Khi tập phải quan sát tình trạng bệnh nhân để tránh bài tập quá sức chịu đựng. Phải theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và SpO2 của bệnh nhân trước, trong và sau tập để điều chỉnh mức tập và bài tập. Ngưng hoặc giảm cường độ tập khi xuất hiện những triệu chứng không mong muốn. Luôn động viên, khuyến khích người bệnh trong lúc tập luyện. Cần đánh giá lại định kỳ để có những thay đổi cần thiết trong chương trình chế độ tập luyện. 

Giai đoạn duy trì·

Tần suất: Tập luyện 5-7 ngày/tuần, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập tại nhà theo mục tiêu tập luyện của từng bệnh nhân. Một số bệnh nhân cần thêm các buổi tập luyện tại trung tâm PHCN dưới sự giám sát của nhân viên y tế và lượng giá chức năng định kỳ.

·        Cường độ: Thang điểm Borg trong khoảng 11-14.

·         Thời lượng: 5 đến 10 phút khởi động – 30 đến 40 phút tập luyện – 5 đến 10 phút phục hồi.

·         Loại tập luyện: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, leo cầu thang, đạp xe đạp, tạ tay 1-2 kg, ròng rọc, máy xoay vai tay, băng thun kéo dãn …

Lưu đồ hướng dẫn xây dựng chương trình tập luyện vận động trên bệnh nhân tim mạch.

Theo timmachhoc

Pk Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua google bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua twitter bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua MySpace bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua icio bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua digg bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Phục hồi chức năng tim mạch (P2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP