Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế.
Ngày 16/03/2016 08:11 | Lượt xem: 1975

Theo nghiên cứu CPHA (Commission on Profession and Hospital Activity) năm 1990 tại hoa kỳ, trong số 517.699 bệnh nhân rối loạn nhịp được xuất viện có tới 179.018 bệnh nhân rung nhĩ (chiếm 34,6%), còn cuồng nhĩ là 23.420 (chiếm 4,5%).

I/ Tỷ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế của cuồng nhĩ

1/ Tỷ lệ mắc, yếu tố nguy cơ

Theo nghiên cứu CPHA (Commission on Profession and Hospital Activity) năm 1990 tại hoa kỳ, trong số 517.699 bệnh nhân rối loạn nhịp được xuất viện có tới 179.018 bệnh nhân rung nhĩ (chiếm 34,6%), còn cuồng nhĩ là 23.420 (chiếm 4,5%).

Còn theo nghiên cứu Marshfield Epidemiologic Study Area (MESA), tỷ lệ cuồng nhĩ đơn độc ở Hoa kỳ là 88/100000 người, ước tính có 200.000 bệnh nhân (BN) mới mắc cuồng nhĩ hàng năm, trong đó 80.000 BN là cuồng nhĩ đơn độc. Cũng giống như rung nhĩ, tỷ lệ cuồng nhĩ tăng dần theo tuổi với tỷ lệ 5/100.000 ở tuổi < 50 và tăng gấp 100 lần đến 587/100 000 ở tuổi > 80. Nam giới chiếm tỷ lệ gấp hai lần nữ giới và là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với cuồng nhĩ, một phân tích gộp cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ 78,3%.

                    Tỷ lệ cuồng nhĩ theo tuổi và giới trong 100.000 người tại Hoa Kỳ

                                (J Am Coll Cardiol 2000;36:2242-6)

Các nghiên cứu đều cho thấy ngoài tuổi và giới là nguy cơ chủ yếu của cuồng nhĩ thì còn có rất nhiều nguy cơ khác, bao gồm:

Bệnh van tim: hẹp hở hai lá, bệnh van 3 lá, thấp tim

Bệnh màng ngoài tim

Bệnh cơ tim phì đại

Uống rượu nhiều

Sau phẫu thuật tim bẩm sinh

Bệnh phổi nặng

Nhồi máu phổi

Tuyến giáp

2/ Cơ chế gây cuồng nhĩ

Có hai cơ chế chính để gây ra loạn nhịp tim nhanh là do ổ kích thích và do vòng vào lại. Đối với cơ chế vòng vào lại, để gây ra nhịp nhanh thì ngoài việc tồn tại đường dẫn truyền cho vòng vào lại thì vòng vào lại đó phải có chứa một vùng dẫn truyền chậm hơn (critical isthmus) so với vùng khác, vì nếu không có vùng dẫn truyền chậm thì tất cả các vùng sẽ dẫn truyền như nhau và triệt tiêu xung động lẫn nhau. Chẳng hạn như nhịp nhanh kịch phát nút nhĩ thất là do ở tại nút nhĩ thất tồn tại vòng vào lại gồm hai đường, đường dẫn truyền chậm (chính là vùng dẫn truyền chậm) và đường dẫn truyền nhanh (hình 2A), còn nhịp nhanh kịch phát nhĩ-thất là do vòng vào lại giữa nút nhĩ thất (chính là vùng dẫn truyền chậm) và đường phụ (hình 2B). Cũng như vậy, cơ chế của rung nhĩ là do các vòng vào lại nhỏ tại nhĩ, còn cơ chế cuồng nhĩ là do vòng vào lại lớn tại nhĩ. Do cuồng nhĩ có vòng vào lại to hơn nên biên độ sóng F trong cuồng nhĩ to hơn biên độ sóng f trong rung nhĩ.

 

                         Vòng vào lại nhịp nhanh kịch phát trên thất

     A  : vòng vào lại nút nhĩ thất, B: vòng vào lại nhĩ thất qua đường phụ

PK ĐỨC TÍN

Print Chia sẽ qua facebook bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua google bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua twitter bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua MySpace bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua LinkedIn bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua stumbleupon bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua icio bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua digg bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua yahoo bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua yahoo bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua yahoo bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế. Chia sẽ qua yahoo bài: Cuồng nhĩ-Tỉ lệ mắc, yếu tố nguy cơ, cơ chế.

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP