Điều trị lâu dài cơn cuồng nhĩ
Như vậy khác với rung nhĩ, điều trị cuồng nhĩ hầu hết lựa chọn triệt đốt cho dù là đối với cuồng nhĩ lần đầu tiên, dung nạp tốt hay cuồng nhĩ xuất hiện sau dùng thuốc điều trị rung nhĩ. Đó là do cuồng nhĩ khó khống chế bằng thuốc ở phần lớn các bệnh nhân, nguy cơ tác dụng phụ của thuốc cao do phải dùng thuốc lâu dài.
Cuồng nhĩ để lâu có thể gây suy tim do bệnh cơ tim do nhịp nhanh, bệnh nhân hay có triệu chứng trên lâm sàng, và có tỷ lệ đột quỵ não như rung nhĩ. Ngoài ra đối với rung-cuồng nhĩ thì việc kiểm soát tần số thất rất khó khăn nên việc triệt đốt cuồng nhĩ ở bệnh nhân rung nhĩ sẽ giúp cho kiểm soát tần số thất tốt hơn.
a) Điều trị bằng triệt đốt
- Cuồng nhĩ phụ thuộc vào CTI
Chỉ cần triệt đốt thông thường tại vị trí CTI, không cần hệ thống 3D
mapping và đem lại hiệu quả cao với tỷ lệ thành công là 90-95%, tỷ lệ tái phát 5%, biến chứng khoảng 1%.
Triệt đốt tại CTI
Hình A: Đưa catheter đi từ van 3 lá kéo lùi dần về tĩnh mạch chủ dưới lại để triệt đốt dọc theo CTI . Hình B: đường triệt đốt cắt xung động của vòng vào lại tại CTI
His: vị trí bó His, CS: coronary sinus; CS os (ostium of coronary sinus): lỗ xoang
- Cuồng nhĩ không phụ thuộc CTI
Phải dùng 3D mapping để tìm vị trí sẹo của vòng vào lại, kỹ thuật khó, thành công từ 87-95%, với tái phát khoảng 20%.
+ cuồng nhĩ bên phải: Triệt đốt RF đi từ sẹo đến tĩnh mạch chủ dưới
+ cuồng nhĩ vòng vào lại quanh tĩnh mạch chủ trên: triệt đốt tại dải cơ CT.
+ cuồng nhĩ quanh van hai lá:triệt đốt RF từ vòng van hai lá xuống các vùng giải phẫu có thể cản trở các xung động điện (tĩnh mạch phổi trái, phải hoặc trần nhĩ trái.
+ cuồng nhĩ bên trái liên quan đến sẹo tĩnh mạch phổi: triệt đốt từ tĩnh mạch phổi đến vòng van hai lá hoặc đến tĩnh mạch phổi đối diện.
b) Điều trị bằng thuốc
Việc điều trị lâu dài bằng thuốc cũng giống như rung nhĩ bao gồm: kiểm soát tần số bằng thuốc block nút nhĩ thất và các thuốc chống đông ngăn ngừa đột quỵ hoặc dùng thuốc để duy trì nhịp xoang.
- Thuốc duy trì nhịp xoang
Hiệu quả lâu dài của các thuốc duy trì nhịp xoang còn hạn chế vì các nghiên cứu chủ yếu ở bệnh nhân cuồng nhĩ có rung nhì kèm theo. Trong một nghiên cứu thấy Flecanide có hiệu quả lâu dài trong 50% bệnh nhân cuồng nhĩ đơn độc. Do nhóm Ia và Ic có thể làm nhịp nhĩ chậm lại dẫn đến đáp ứng nhĩ thất 1:1 và tăng tần số thất vì vậy thuốc block nhĩ thất thường được sử dụng phối hợp khi dùng thuốc nhóm Ia hoặc Ic. Thuốc Dofetilede cũng cho thấy có hiệu quả tới 70% trong ngăn ngừa cuồng nhĩ tái phát trong thời gian 1 năm
Điều trị chống đông đối với cuồng nhĩ
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, cuồng nhĩ có tỷ lệ huyết khối cao, tỷ lệ huyết khối hàng năm là 1,6% đến 2,2% và 1/3 BN này là rung nhĩ, nguy cơ cao nhất là ở BN cuồng nhĩ phát triển rung nhĩ sau này. Do tỷ lệ huyết khối cao tương đương trong rung nhĩ (tuy có thấp hơn) nên việc điều trị dự phòng huyết khối được khuyến cáo giống như rung nhĩ.
Chú ý quan trọng là ở những BN cuồng nhĩ được chuyển về nhịp xoang bằng thuốc có tỷ lệ cao tái phát cuồng nhĩ không triệu chứng. Hơn nữa, ngay cả ở BN cuồng nhĩ được điều trị triệt đốt thành công về nhịp xoang vẫn có tỷ lệ cao phát triển rung nhĩ sau này (khoảng 30% sau 1 năm) và không có triệu chứng. Cần chú ý phát hiện nhóm BN này để dùng thuốc chống đông theo chỉ định.
Kết luận: Cuồng nhĩ là dạng loạn nhịp cũng hay gặp trên lâm sàng, cuồng nhĩ khó khống chế được bằng thuốc và hay gây triệu chứng trên lâm sàng. Việc điều trị bằng sóng tần số Radio đem lại hiệu quả cao, tỷ lệ tái phát thấp nên được chọn là biện pháp điều trị hàng đầu. Chẩn đoán cuồng nhĩ điển hình trên lâm sàng khá dễ dàng, nhưng cần phân biệt với cuồng nhĩ không điển hình vì cuồng nhĩ điển hình chỉ cần triệt đốt bằng phương pháp thông thường còn cuồng nhĩ không điển hình cần phải có dựng hình 3D.
PK ĐỨC TÍN
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389