Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống
Ngày 21/03/2016 08:30 | Lượt xem: 1291

  Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, tuổi thọ của dân số tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngày càng tăng. Hệ quả của sự già đi của dân số là sự gia tăng tần suất lưu hành các bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim mạch.

Vì suy tim là hậu quả chung của nhiều bệnh tim mạch, tỉ lệ người suy tim mạn tăng song hành với tuổi thọ của dân số. Khi điều trị các bệnh mạn tính, bên cạnh việc kéo dài tuổi thọ, khuynh hướng hiện nay là ngày càng chú trọng đến việc cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Chất lượng sống liên quan với sức khỏe (health-related quality of life) phản ánh cảm nhận chủ quan của người bệnh về tình trạng sức khỏe của mình trong cuộc sống thường nhật và được hình thành từ sự diễn giải tình trạng sức khỏe của mình so với cái mà người bệnh mong muốn có thể đạt được. Đánh giá chất lượng sống của người bệnh mạn tính góp phần quan trọng vào tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm (patient-centered approach) và cũng rất cần thiết trong việc đánh giá lợi ích của các biện pháp điều trị.

TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN

  Một nghiên cứu về tiên lượng của bệnh nhân suy tim được Stewart và cộng sự công bố năm 2001 đã thu hút sự chú ý của y giới. Nhóm tác giả này thu thập số liệu của tất cả bệnh nhân nhập viện lần đầu tại một bệnh viện ở Scotland năm 1991 vì suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc một trong 4 loại ung thư thường gặp nhất đặc trưng cho nam và nữ giới và so sánh tỉ lệ sống sót sau 5 năm cũng như số năm tuổi thọ bị rút ngắn của các nhóm bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhập viện vì chẩn đoán ung thư thường sống lâu hơn so với bệnh nhân nhập viện vì chẩn đoán suy tim (ngoại trừ bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi chết sớm hơn). Nhóm tác giả kết luận suy tim cũng là một bệnh lý “ác tính” không kém gì ung thư. Với những tiến bộ gần đây trong điều trị bằng thuốc (ức chế men chuyển, chẹn bêta), tiên lượng của bệnh nhân suy tim mạn có cải thiện, tuy nhiên tỉ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân suy tim mạn cũng chỉ ở mức 75%. Người bệnh suy tim mạn không chỉ có tuổi thọ bị rút ngắn mà còn có suy giảm chất lượng sống ở những mức độ khác nhau tùy sự tiến triển của suy tim.

ẢNH HƯỞNG CỦA SUY TIM MẠN TRÊN CHẤT LƯỢNG SỐNG

  Các triệu chứng lâm sàng chính gây hạn chế sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân suy tim mạn và dẫn đến không dung nạp gắng sức gồm khó thở và mệt mỏi. Chất lượng sống của bệnh nhân suy tim mạn không chỉ bị suy giảm bởi các triệu chứng thể lực này mà còn bị ảnh hưởng bởi những vấn đề tâm lý, tác dụng ngoại ý của thuốc điều trị và sự cô lập về mặt xã hội. Các yếu tố thể lực và tâm lý khiến bệnh nhân rút dần khỏi những hoạt động và tiếp xúc xã hội và mất đi các quan hệ xã hội. Khi bệnh tình tăng nặng, bệnh nhân thường lo lắng về khả năng chết sớm của mình, điều này dẫn đến trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và lo âu. Suy giảm chất lượng sống là một vấn đề gắn liền với suy tim mạn.

  Jeon và cộng sự tổng hợp số liệu của 30 nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của suy tim mạn trên cuộc sống thường nhật của người bệnh. Các tác giả rút ra kết luận là suy tim mạn gây ra 3 hậu quả nghiêm trọng đối với bệnh nhân là sự cô lập về xã hội, cảm giác sống trong sợ hãi và cảm giác mất kiểm soát.

1- Sự cô lập về xã hội: Sự cô lập về xã hội được ghi nhận trong 20 nghiên cứu. Bệnh nhân suy tim báo cáo là bị hạn chế khả năng tham gia các sự kiện xã hội, các cuộc họp mặt với gia đình, bạn bè và thường bị hiểu lầm hoặc không được tôn trọng do chế độ ăn kiêng. Tác dụng ngoại ý của thuốc điều trị suy tim cũng góp phần tạo nên sự cô lập về xã hội. Ví dụ thuốc lợi tiểu có thể khiến bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên và ngại không dám đi xa. Cảm giác mệt mỏi, đôi khi liên quan với thuốc điều trị, khiến cho nhiều bệnh nhân không muốn ra ngoài để giải trí hoặc du lịch và có cảm giác bị cầm tù trong chính ngôi nhà của mình.

2- Cảm giác sống trong sợ hãi: Cảm giác sống trong sợ đau, sợ chết hoặc sợ tương lai được báo cáo trong 16 nghiên cứu. Bệnh nhân nữ thường báo cáo cảm giác sợ hãi hơn so với bệnh nhân nam. Một số bệnh nhân lo lắng và sợ bị chết trong khi ngủ nên thức trắng đêm. Khi mới được chẩn đoán bệnh tim, nhiều bệnh nhân sợ sẽ không tiếp tục làm việc được, nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn bệnh nhân lại sợ chết, nhất là trong những đợt khó thở.

3- Cảm giác mất kiểm soát: Cảm giác này có liên quan với sự xấu đi không dự báo trước được của tình trạng sức khỏe. Những hạn chế trong sinh hoạt do nhu cầu phải tuân thủ điều trị cũng tạo nên cảm giác bất lực, bị “cầm tù bởi bệnh tật”.

                                                                                                                                                      PK ĐỨC TÍN

Print Chia sẽ qua facebook bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua google bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua twitter bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua MySpace bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua LinkedIn bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua stumbleupon bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua icio bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua digg bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua yahoo bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua yahoo bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua yahoo bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống Chia sẽ qua yahoo bài: Ảnh hưởng của suy tim mạn trên chất lượng cuộc sống

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP