Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi
Ngày 31/03/2016 09:34 | Lượt xem: 3698

Định nghĩa: Tăng áp phổi (pulmonary hypertension: PH) được định nghĩa khi áp lực động mạch phổi trung bình (mPAP) ≥ 25mmHg được đo bằng thông tim phải lúc nghỉ ngơi

Bình thường mPAP là 14± 3,3 mmHg. Tại hội nghị thế giới về PH lần thứ 4 (Dana Point, California 2008), PH được chia làm 5 nhóm theo bệnh căn và phân loại này được cập nhật tại hội nghị lần thứ 5 (Nice, Pháp 2013) (Bảng 1). Nhóm 1 được xem là tăng áp động mạch phổi (pulmonary arterial hypertension: PAH), trong khi đó 4 nhóm còn lại được xem như là PH.

                                      Bảng 1:Cập nhật phân loại lâm sàng tăng áp phổi (PH) (Nice, 2013)

Hiện nay thuốc điều trị đặc hiệu PH (PH-specific therapy) chỉ được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho điều trị PH nhóm 1 (PAH) và nhóm 4 (CTEPH) (chỉ có một thuốc là riociguat). Nhóm 2 là nhóm PH mà người bác sĩ thường gặp nhất trên thực hành lâm sàng ngày nay, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu được chấp thuận.

                            

PAH: là một bệnh nặng gây nên bởi sự co mạch và tái cấu trúc mạch máu phổi (có thể có kèm huyết khối) dẫn đến tăng kháng lực mạch máu phổi (PVR) và áp lực động mạch phổi (PAP) làm dày tâm thất phải, cuối cùng là suy tim phải và tử vong. PAH được chẩn đoán khi áp lực trung bình mPAP ≥ 25mmHg và áp lực động mạch phổi bít ≤ 15mmHgđược đo bằng thông tim phải lúc nghỉ ngơi. Mặc dù PAH có bệnh căn từ nhiều nguyên nhân khác nhau (Bảng 1) nhưng cùng có chung đặc điểm bệnh học mà các nhóm PH khác cũng như các bệnh do tuần hoàn hệ thống gây nên không có đó là trong tái cấu trúc mạch máu phổi ngoài sự tăng sinh và phì đại tế bào cơ trơn mạch máu còn có sự tăng sinh của tế bào nội mạc tiểu động mạch phổi và cuối cùng tạo thành thương tổn plexiform, đây là một thương tổn đặc trưng của PAH giai đoạn cuối và có đặc điểm giống như ung thư. PAH có tỉ lệ tử vong cao và hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa khỏi. Tuy nhiên nhờ những tiến bộ trong những năm gần đây trong điều trị và chăm sóc dựa trên những hiểu biết mới về cơ chế sinh bệnh học, phát triển dược phẩm và những thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn có độ tin cậy cao mà tỉ lệ sống còn và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân PAH tăng lên rõ rệt (Hình 1). Những thuốc điều trị đặc hiệu hiện tại được chấp thuận bởi FDA và Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) có cơ chế tác dụng chỉ tập trung vào 3 con đường cơ chế chính: Prostacyclin gồm epoprostenol, illoprost, treprostinil; Nitric oxide (NO) gồm sildenafil, tadalafil, riociguat; Endothelin gồm bosentan, ambrisentan và macitentan.Thời điểm những thuốc trên được FDA chấp thuận cùng với các thử nghiệm lâm sàng của chúngcũng như công ty sản xuất được chỉ ra trong hình 2.

                           

Hình 1: So sánh tỉ lệ sống còn của bệnh nhân PAH từ 3 nghiên cứu sổ bộ trước (NIH) và sau khi có điều trị đặc hiệu (French và REVEAL)

                 

                     Hình 2: Thuốc được FDA chấp thuận cho điều trị PAH theo thời gian

                                                                                                                                                PK ĐỨC TÍN

Print Chia sẽ qua facebook bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua google bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua twitter bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua MySpace bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua LinkedIn bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua stumbleupon bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua icio bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua digg bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua yahoo bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua yahoo bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua yahoo bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi Chia sẽ qua yahoo bài: Định nghĩa và phân loại tăng áp phổi và tăng áp động mạch phổi

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP