XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH
Ngày 18/04/2016 09:51 | Lượt xem: 2474

CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

                                           

                                                                             Các xét nghiệm chẩn đoán đau thắt ngực

I.Đo điện tâm đồ:
A.Điện tâm đồ lúc nghỉ: là một thăm dò sàng lọc trong bệnh mạch vành.

1.Có tới > 60% số bệnh nhân đau thắt ngực ổn định có điện tâm đồ (ĐTĐ) bình thường. Một số bệnh nhân có sóng Q (chứng tỏ có NMCT cũ), một số khác có ST chênh xuống, cứng, thẳng đuỗn. ĐTĐ còn giúp phát hiện các tổn thương khác như phì đại thất trái, bloc nhánh, hội chứng tiền kích thích...
2.ĐTĐ trong cơn đau có thể thấy sự thay đổi sóng T và đoạn ST (ST chênh xuống, sóng T âm). Tuy nhiên nếu ĐTĐ bình thường cũng không thể loại trừ được chẩn đoán có bệnh tim thiếu máu cục bộ.
B.Nghiệm pháp gắng sức (NPGS): Rất quan trọng trong đau thắt ngực ổn định, giúp cho chẩn đoán xác định, tiên lượng cũng như điều trị.1.NPGS sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc làm giãn ĐMV và được theo dõi liên tục bằng một phương tiện nào đó như ĐTĐ gắng sức hay siêu âm tim gắng sức. Độ nhạy và độ đặc hiệu của từng phương pháp gắng sức là có sự khác nhau.
II.Phương pháp gây thiếu máu cơ tim cục bộ:
a.Gắng sức thể lực:

Cơ chế: Làm tăng nhu cầu ôxy cơ tim, làm cơ tim tăng co bóp, tăng tiền gánh và hậu gánh. Việc tăng nhu cầu ôxy cơ tim sẽ dẫn đến tăng nhịp tim và ảnh hưởng đến huyết áp. Dựa vào sự tăng nhịp tim này để xác định khả năng gắng sức của bệnh nhân. Mặt khác, khi nhịp tim tăng lên sẽ làm cho nhu cầu tiêu thụ ôxy cơ tim tăng lên và lúc đó sẽ xuất hiện những biến đổi trên ĐTĐ hoặc các hình ảnh khác mà khi nghỉ có thể sẽ không thấy.
Gắng sức thể lực giúp dự đoán khả năng hoạt động thể lực của bệnh nhân và giai đoạn gây ra thiếu máu cơ tim.
Tuy nhiên gắng sức thể lực không thể thực hiện được ở những bệnh nhân có chứng đi cách hồi, bệnh phổi nặng, bệnh khớp, hoặc những dị tật, những bệnh có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện gắng sức của bệnh nhân.
b.Dùng một số thuốc làm giãn ĐMV: như Adenosin và Dipyridamole.
Cơ chế: Adenosin làm giãn các vi mạch của hệ thống mạch vành, do đó nếu có hẹp một nhánh ĐMV thì các nhánh còn lại giãn ra lấy hết máu ở nhánh đó gây ra hiện tượng thiếu máu cơ tim tương ứng với nhánh ĐMV bị hẹp (hiện tượng ăn cắp máu).
Dipyridamole cũng có cơ chế giống như Adenosin nhưng xuất hiện tác dụng chậm hơn và kéo dài hơn.
Các thuốc này thường dùng cho phương pháp chẩn đoán tưới máu cơ tim bằng phóng xạ.
c.Dùng các thuốc làm tăng co bóp cơ tim và tăng nhịp tim (Dobutamine và Arbutamine)
Cơ chế: Là các thuốc kích thích b1 giao cảm, làm tăng co bóp cơ tim, làm tăng nhu cầu ôxy của cơ tim.
Các thuốc này thường dùng khi làm siêu âm gắng sức.
III.Các phương pháp gắng sức:
a.Điện tâm đồ gắng sức:
Đánh giá được những bệnh nhân có nguy cơ cao về bệnh mạch vành. Những dữ liệu trong bảng sau sẽ giúp chúng ta có thể dự đoán được những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh ĐMV khi làm ĐTĐ gắng sức.
Dự đoán mức độ hoạt động thể lực an toàn cho bệnh nhân (nhất là sau NMCT).
Tuy nhiên, ĐTĐ gắng sức ít có giá trị ở những bệnh nhân mà ĐTĐ cơ bản đã có những bất thường như dày thất trái, đang có đặt máy tạo nhịp, bloc nhánh trái, rối loạn dẫn truyền...
ĐTĐ gắng sức cũng không dự đoán được mức độ hẹp ĐMV và không định vị chính xác được vùng cơ tim thiếu máu.
Những dữ kiện giúp dự đoán nguy cơ cao bị bệnh mạch vành trên điện tâm đồ gắng sức:
-Không đủ khả năng chạy 6 phút theo phác đồ Bruce.
-Nghiệm pháp dương tính sớm (< 3 phút).
-Kết quả gắng sức dương tính mạnh (ST chênh xuống > 2 phút).
-ST chênh xuống > 3 phút sau khi đã ngừng gắng sức.
-ST chênh xuống kiểu dốc xuống (down-sloping).
-Thiếu máu cơ tim xuất hiện ở mức nhịp tim còn tương đối thấp (< 120 ck/phút).
-Huyết áp không tăng hoặc tụt đi.
-Xuất hiện nhịp nhanh thất ở mức nhịp tim < 120 chu kỳ/phút.

                              
b.Siêu âm tim gắng sức: Là thăm dò có giá trị, đơn giản và có thể cho phép dự đoán vùng cơ tim thiếu máu và vị trí ĐMV tương ứng bị tổn thương.
-Siêu âm gắng sức có thể làm với gắng sức thể lực (xe đạp nằm) hoặc thuốc (Dobutamine).
-Tuy nhiên, kết quả của thăm dò này còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm siêu âm và đôi khi khó khăn nếu hình ảnh mờ (Bệnh nhân béo, bệnh phổi...)
IV.Phương pháp phóng xạ đo tưới máu cơ tim: Thường dùng Thalium201 hoặc Technectium99m. Có độ nhạy, độ đặc hiệu cao, đo được từng vùng tưới máu cơ tim song độ nhạy, độ đặc hiệu bị giảm ở những bệnh nhân béo phì, bệnh hẹp cả 3 nhánh ĐMV, block nhánh trái, nữ giới...
V.Siêu âm tim thường quy
1.Tìm những rối loạn vận động vùng (nếu có).

2.Giúp đánh giá chức năng tim, bệnh kèm theo (van tim, màng tim, cơ tim...).
VI.Holter điện tim:
Có thể phát hiện những thời điểm xuất hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ trong ngày, rất có ý nghĩa ở những bệnh nhân bị co thắt ĐMV (Hội chứng Prinzmetal) hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ thầm lặng (không có đau thắt ngực). Trong cơn co thắt mạch vành có thể thấy hình ảnh đoạn ST chênh lên. Ngoài ra có thể thấy được một số các rối loạn nhịp tim khác.
E.Chụp động mạch vành: là phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán xác định có hẹp ĐMV hay không và mức độ cũng như vị trí hẹp của từng nhánh ĐMV.
Chỉ định chụp ĐMV: Nhìn chung chỉ định chụp ĐMV ở bệnh nhân suy vành là nhằm mục đích can thiệp nếu có thể. Vì đây là một thăm dò chảy máu và khá tốn kém nên việc chỉ định cần cân nhắc đến lợi ích thực sự cho bệnh nhân.

                                                                                                                                                 PK ĐỨC TÍN

Print Chia sẽ qua facebook bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua google bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua twitter bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua MySpace bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua LinkedIn bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua stumbleupon bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua icio bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua digg bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua yahoo bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua yahoo bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua yahoo bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Chia sẽ qua yahoo bài: XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP