Mục tiêu điều trị suy tim là làm giảm các triệu chứng, làm cho suy tim tiến triển chậm lại, các biến chứng nặng ít xuất hiện, cải thiện khả năng gắng sức cùng chất lượng sống của bệnh nhân và cuối cùng là làm giảm số lần nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài đời sống cho bệnh nhân.
I.Can thiệp:
Xử trí phẫu thuật hoặc làm các can thiệp tim mạch qua da đối với bệnh tim bẩm sinh hoặc khi thấy có chướng ngại cơ giới như các bệnh có tổn thương van tim, viêm màng ngoài tim co thắt…, nong động mạch vành và đặt giá đỡ (stent) hay làm cầu nối chủ-vành trong bệnh mạch vành… đồng thời điều trị tốt các bệnh chính gây suy tim như bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, chứng cường giáp…
II.Dùng thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim:
Glucosid trợ tim cho đến nay vẫn là thuốc cớ giá trị, một số thuốc mới được nghiên cứu như dopamin, dobutamin, amrinon, milrinon…
III.Dùng thuốc làm giảm tiền gánh và hậu gánh:
Nhằm cải thiện các điều kiện hoạt động của tim và làm tăng tác dụng của glucosid trợ tim:
-Các thuốc lợi tiểu làm giảm lượng máu lưu hành, bớt lượng máu về tim (giảm tiền gánh).
-Các thuốc giãn mạch làm giảm lượng máu trở về tim (giảm tiền gánh) và/hoặc làm giảm sức cản ngoại vi (giảm hậu gánh); các thuốc này đã làm thay đổi tiên lượng của nhiều thể suy tim nặng trơ với các thuốc kinh điển.
Sau thuyết ứ phù để giải thích suy tim dẫn đến việc dùng thuốc lợi tiểu và thuốc trợ tim, thuyết về rối loạn huyết động từ đầu thập kỷ 70 đưa đến việc sử dụng thêm các thuốc dãn mạch thì thuyết về rối loạn thần kinh -nội tiết -cytokin từ những năm 80 dần được hình thành, bên cạnh các thuốc can thiệp vào renin-angiotesin-aldosteron như các chất ức chế men chuyển và các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II, người ta đã sử dụng thêm các thuốc tác động vào hệ thần kinh giao cảm như các chất ức chế thụ thể giao cảm beta đơn thuần hoặc ức chế cả các thụ thể giao cảm beta và alpha vào điều trị và đang thăm dò hiệu lực các chất ức chế renin, các chất đối kháng endothelin, các chất ức chế men endopeptidase trung tính, các chất kích thích các peptid thải natri ANP và BNP, các chất đối kháng cytokin, các chất can thiệp vào chuyển hóa tế bào như trimetazidin...
-Ở giai đoạn cuối của suy tim, khi điều trị nội khoa không có kết quả, một số biện pháp can thiệp ngoại khoa cũng được đề xuất như tạo nhịp tim khi có rối loạn tính đồng bộ trong hoạt động của tim hoặc ghép tim.
PK ĐỨC TÍN
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389