CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN
Ngày 28/04/2016 08:38 | Lượt xem: 2731

CHẨN ĐOÁN

Các bệnh nhân suy tim PSTMBT có các đặc điểm sinh lý bệnh tương tự với bệnh nhân suy tim EF giảm bao gồm giảm khả năng gắng sức, hoạt hóa thần kinh thể dịch, và giảm chất lượng cuộc sống.

Đặc điểm lâm sàng phù hợp của suy tim PSTMBT được trình bày ở bảng 1 với sự nhấn mạnh về xác lập chẩn đoán suy tim. Có sự khác biệt tối thiểu về triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu hoặc phát hiện hình ảnh ở các bệnh nhân suy tim với EF bình thường hoặc giảm, và không có đặc điểm lâm sàng (triệu chứng, dấu hiệu, hoặc X-quang ngực) có thể được sử dụng để phân biệt một cách tin cậy giữa hai dạng suy tim. Vì vậy, đánh giá EF bằng hình ảnh học tim được yêu cầu ở tất cả bệnh nhân suy tim mới khởi phát.  

Bảng 1.  Đặc điểm lâm sàng của suy tim phân suất tống máu bảo tồn

Theo hướng dẫn của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ và Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ năm 2013, suy tim phân suất tống máu bảo tồn được chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn sau:

. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim

. Chứng cớ của phân suất tống máu thất trái bình thường hoặc bảo tồn và

. Chứng cớ của rối loạn chức năng tâm trương có thể được xác định bằng siêu âm tim Doppler và thông tim

Siêu âm tim Doppler

Siêu âm tim Doppler toàn diện rất có giá trị trong đánh giá các bệnh nhân suy tim. Ngoài sự hiện diện của EF bình thường, các phát hiện có thể mong đợi ở bệnh nhân suy tim PSTMBT được trình bày sau đây đây và trong hình 1 và bảng 2.

Kích thước thất trái

Hầu hết bệnh nhân suy tim PSTMBT có kích thước buồng tim bình thường, mặc dù một nhóm nhỏ có thể có các mức độ lớn thất trái khác nhau.

Phì đại thất trái (Left ventricular hypertrophy – LVH)

Mặc dù suy tim PSTMBT được nghĩ xảy ra nguyên phát ở các bệnh nhân phì đại thất trái nhưng các nghiên cứu xác định kỹ lưỡng khối lượng thất trái báo cáo rằng tiêu chuẩn siêu âm tim của LVH gặp ở ít hơn 50% bệnh nhân. Các bệnh nhân suy tim PSTMBT tăng độ dày thành thất tương đối và tăng tỉ số khối lượng – thể tích, nhưng các phát hiện này thường xảy ra trong tình trạng khối lượng thất trái bình thường. Vì vậy, LVH không phải  luôn luôn hiện diện trong suy tim PSTMBT, trong đó kiểu hình tim biến đổi. Có một số chứng cớ rằng tỉ lệ PVH có thể cao hơn ở các bệnh nhân Mỹ gốc Phi.

Đánh giá chức năng tâm trương và áp lực đổ đầy trên siêu âm tim Doppler

Đánh giá chức năng tâm trương bắt đầu với đặc điểm vận tốc dòng máu qua van 2 lá. Giảm tỉ số đổ đầy tâm trương sớm so với muộn (E/A), tăng thời gian giảm tốc hoặc tăng thời gian thư giãn đồng thể tích cho thấy suy thư giãn. Tuy nhiên, khi có suy thư giãn, tăng áp lực đổ đầy sẽ cải thiện dần chênh áp qua van 2 lá và kiểu dòng van 2 lá. Đánh giá Doppler toàn diện phải được sử dụng để đánh giá chức năng tâm trương và áp lực đổ đầy. Các bệnh nhân được nghiên cứu tại các thời điểm khác nhau trong quá trình bệnh (như mất bù cấp, sau khởi đầu điều trị một đợt mất bù cấp hoặc các bệnh nhân ngoại trú ổn định) sẽ biểu hiện các kiểu đổ đầy khác nhau, bao gồm các kiểu suy thư giãn và giả bình thường hoặc đổ đầy hạn chế. Các dạng đổ đầy đó cũng được báo cáo ở các bệnh nhân suy tim EF giảm và phản ánh ảnh hưởng của áp lực đổ đầy và huyết áp và tương tác của chúng với rối loạn chức năng tâm trương lên các kiểu Doppler. Do đó tùy vào mức độ mất bù và áp lực đổ đầy và các triệu chứng khi gắng sức hoặc nghỉ, bệnh nhân suy tim PSTMBT có thể biểu hiện bất kỳ kiểu đổ đầy được liệt kê ở hình 1, mặc dù kiểu đổ đầy thực sự bình thường không phổ biến. Sự tiến triển của bất thường chức năng tâm trương được đánh giá bằng siêu âm Doppler toàn diện, tương quan với các đặc điểm tâm trương đo được xâm lấn. Đánh giá Doppler toàn diện có thể mang lại các thông tin hữu ích về thư giãn, áp lực đổ đầy, và độ cứng tâm trương (gián tiếp) ở hầu hết bệnh nhân nhưng cần thu thập dữ liệu cẩn thận và giải thích thấu đáo.

                     

Hình 1.  Đánh giá rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm tim Doppler. A = transmitral flow velocity with atrial contraction (vận tốc dòng qua van 2 lá với co bóp nhĩ); a′ = velocity of mitral annulus motion with atrial systole (vận tốc của vận động vòng van hai lá với tâm thu nhĩ); Adur = duration of A (thời gian của A); AR = flow from left atrium to pulmonary veins during atrial contraction (dòng phụt từ nhĩ trái đến tĩnh mạch phổi trong co bóp nhĩ); ARdur = duration of AR (thời gian của AR); D = diastolic (tâm trương); DT = deceleration time (thời gian giảm tốc); E = early diastolic transmitral flow velocity (vận tốc dòng quan van hai lá đầu tâm trương); e′ = velocity of early diastolic mitral annular motion (vận tốc vận động vòng van hai lá đầu tâm trương); S = systolic (tâm thu)

Lớn nhĩ trái

Tăng kích thước hoặc thể tích nhĩ trái thường biểu hiện ở các bệnh nhân suy tim PSTMBT.

Tăng áp phổi

Tăng áp tĩnh mạch phổi mạn tính có thể dẫn đến tăng áp động mạch phổi trong suy tim EF giảm, điều này có thể xảy ra trong suy tim PSTMBT, và tăng vận tốc dòng của hở van 3 lá chỉ điểm tăng áp phổi thường phổ biến ở suy tim PSTMBT.

Các phát hiện siêu âm tim Doppler khác

Rối loạn vận động vùng (với EF bảo tồn) và dãn thất phải do bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc thứ phát do quá tải áp lực mạn tính do tăng áp lực tĩnh mạch phổi mạn tính, cũng có thể hiện diện trên siêu âm tim ở các bệnh nhân suy tim PSTMBT. Các phát hiện âm tính quan trọng khác được xem xét trên siêu âm tim bao gồm sự vắng mặt của bệnh van tim gây ra các triệu chứng suy tim, chèn ép tim hoặc co thắt màng ngoài tim và sự hiện diện của bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ hoặc các bất thường cấu trúc lan rộng hơn.

Bảng 2. Các chỉ số siêu âm thường gặp của rối loạn chức năng tâm trương thất trái

Xét nghiệm BNP và NT-proBNP

Nhiều nghiên cứu cho thấy các kết quả xét nghiệm BNP (brain natriuretic peptide) và NT-proBNP (N-terminal pro-BNP) tăng ở các bệnh nhân suy tim PSTMBT so với kết quả ở các bệnh nhân không suy tim nhưng thấp hơn nồng độ ở bệnh nhân suy tim PSTMG. Nồng độ BNP thấp hơn ở các bệnh nhân béo phì, và bệnh nhân suy tim PSTMBT thường béo phì. Quan trọng hơn, tăng sức căng thành là tác nhân kích thích làm tăng sản xuất BNP. Bệnh nhân suy tim PSTMBT có hình dạng thất trái khác nhau đáng kể (buồng thất trái nhỏ hơn và thành thất trái dày hơn), sức căng thành thấp hơn nhiều trong suy tim EF giảm, thậm chí trong tình trạng áp lực tâm thu và tâm trương cao. Do đó, để chẩn đoán, BNP ít nhạy hơn phát hiện suy tim PSTMBT, đặc biệt trong các giai đoạn sớm và nhẹ hơn. Tương tự, BNP ít đặc hiệu hơn để phát hiện suy tim PSTMBT. Nồng độ BNP huyết tương bình thường tăng theo tuổi và cao hơn ở nữ. Bởi vì bệnh nhân suy tim PSTMBT lớn tuổi hơn và thường gặp ở nữ hơn so với suy tim EF giảm nên giá trị chuẩn 100 pg/mL gợi ý chẩn đoán suy tim có thể không phù hợp trong suy tim PSTMBT. Tuy nhiên, NT-proBNP có giá trị tiên lượng mạnh trong một thử nghiệm lâm sàng của các bệnh nhân suy tim PSTMBT.

Nghiệm pháp gắng sức

Nghiệm pháp gắng sức tim phổi hữu ích trong đánh giá chẩn đoán sự không dung nạp gắng sức không rõ nguyên nhân, do đó nghiệm pháp gắng sức đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán ở các bệnh nhân nghi ngờ suy tim PSTMBT. Các chỉ số khách quan của sự dung nạp gắng sức đều giảm tương tự ở suy tim EF giảm hoặc bảo tồn với cùng một mức độ nặng trên lâm sàng. Tăng huyết áp khi gắng sức có thể gây ra rối loạn chức năng tâm trương phụ thuộc tải, và sự nhận biết và điều trị tăng huyết áp do gắng sức quan trọng trong điều trị suy tim PSTMBT. Nghiệm pháp gắng sức cũng cho phép đánh giá đáp ứng tần số tim đối với gắng sức. Trong khi các khuyến cáo trước đây tập trung vào tiềm năng sử dụng các thuốc giảm tần số tim để cho phép thời gian đổ đầy tâm trương dài hơn ở các bệnh nhân suy thư giãn, các nghiên cứu gần đây đề nghị rằng sự mất khả năng tăng nhịp tim cũng tương đối phổ biến (cao hơn 20%) ở bệnh nhân suy tim PSTMBT (mặc dù không phổ biến hơn suy tim EF giảm), thậm chí khi không điều trị ức chế beta. Nghiệm pháp gắng sức cũng có thể phát hiện sự hoạt động kém và hạn chế hô hấp để giải thích tình trạng khó thở ở bệnh nhân có các triệu chứng suy tim và EF bình thường.

Mộ số đặc điểm so sánh giữa suy tim phân suất tống máu bảo tồn và suy tim phân suất tống máu giảm được trình bày ở bảng giúp cho chứng ta có cái nhìn tổng quan về hai dạng suy tim này.

Bảng 3. So sánh suy tim PSTMBT và suy tim PSTMG

                                                                                                                            Theo timmachhoc.vn

                                                                                                               PK ĐỨC TÍN

 

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua google bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua twitter bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua MySpace bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua LinkedIn bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua stumbleupon bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua icio bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua digg bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua yahoo bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua yahoo bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua yahoo bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Chia sẽ qua yahoo bài: CHẨN ĐOÁN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP