LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ngày 04/05/2016 08:41 | Lượt xem: 2169

  Đái tháo đường là một trong các yếu tố nguy cơ chính và thường cùng tồn tại với các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, bao gồm bệnh mạch vành.

Một khảo sát đa trung tâm ở Châu Âu cho thấy trong số những bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp, từ 19% đến 23% đã biết có bệnh đái tháo đường từ trước. Và khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose cho bệnh nhân NMCT không biết đái tháo đường từ trước, 65% có kết quả bất thường (25% đái tháo đường và 40% rối loạn dung nạp glucose). Nói chung, ước tính có từ 40% đến 45% bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có bệnh đái tháo đường kèm theo. Trong số những người sống sót sau hội chứng mạch vành cấp, bệnh đái tháo đường là yếu tố tiên lượng xấu: Kết quả nghiên cứu Minnesota Heart Survey ở Hoa Kỳ cũng như kết quả chương trình điều tra Euro Heart Survey ở Châu Âu đều cho thấy bệnh nhân đái tháo đường có tử vong trong bệnh viện lẫn tử vong dài hạn cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không đái tháo đường. Ở người bệnh mạch vành ổn định, sự hiện diện đái tháo đường cũng làm tăng đáng kể nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng sau 5 năm. Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với thực hành là bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường có thể hoàn toàn không có triệu chứng dù bệnh nhân bị hẹp nặng hoặc tắc nhiều động mạch vành.

                                         Người lớn tuổi thường mắc phối hợp 2 bệnh mạch vành và đái tháo đường

  Trên thực tế, khi điều trị người bệnh mạch vành có kèm đái tháo đường, bác sĩ dù thuộc chuyên khoa nào thì thường cũng phải kê toa cả thuốc tim mạch lẫn thuốc hạ đường huyết. Trong thời gian gần đây có một số nghiên cứu quan trọng và một số đồng thuận và khuyến cáo mới được công bố liên quan với điều trị nội khoa người vừa có bệnh mạch vành vừa có đái tháo đường.    

TÍNH AN TOÀN TIM MẠCH CỦA CÁC THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 

  Kể từ khi rosiglitazone bị FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ) cấm lưu hành do làm tăng nguy cơ NMCT, y giới có cái nhìn thận trọng hơn với các thuốc hạ đường huyết. Thái độ này càng được củng cố sau khi kết quả của nghiên cứu SAVOR-TIMI 53 cho thấy thuốc ức chế DPP-4 saxagliptin làm tăng nguy cơ nhập viện vì suy tim tăng nặng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh tim mạch hoặc nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch.

  Trong năm 2015 có hai nghiên cứu lớn đánh giá tính an toàn tim mạch của thuốc hạ đường huyết được công bố mà kết quả của cả hai nghiên cứu này đều là những tin tốt. TECOS (Trial Evaluating Cardiovascular Outcomes with Sitagliptin) là một thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên mù đôi có mục tiêu đánh giá tính an toàn tim mạch của thuốc ức chế DPP-4 sitagliptin. Tổng cộng 14 671 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh tim mạch (42% có tiền sử NMCT, 40% đã từng được can thiệp mạch vành qua da, 25% đã từng được mổ bắc cầu mạch vành) được phân ngẫu nhiên cho dùng sitagliptin hoặc placebo và theo dõi trong thời gian trung vị 3 năm. Kết quả TECOS cho thấy tần suất các biến cố thuộc tiêu chí đánh giá chính (chết do nguyên nhân tim mạch, NMCT không chết, đột quị không chết hoặc nhập viện vì đau thắt ngực không ổn định) của 2 nhóm sitagliptin và placebo không khác biệt (11,4% và 11,6%). Tần suất nhập viện vì suy tim tăng nặng của 2 nhóm cũng không khác biệt (HR 1,0 với p = 0,98). Thử nghiệm lâm sàng ELIXA (Evaluation of Lixisenatide in Acute Coronary Syndrome) được công bố tại Hội nghị khoa học thường niên của Hội Tim mạch Châu Âu vừa qua (29/8-2/9/2015 tại London) đánh giá tính an toàn tim mạch của lixisenatide là một thuốc đồng vận GLP-1. Đối tượng nghiên cứu là 6068 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới bị hội chứng mạch vành cấp trong vòng 180 ngày trước. Bệnh nhân được tiêm dưới da lixisenatide 10-20 mg/ngày hoặc placebo và được theo dõi ít nhất 10 tháng. Kết quả ELIXA cho thấy tần suất các biến cố thuộc tiêu chí đánh giá chính (chết do nguyên nhân tim mạch, NMCT không chết, đột quị không chết hoặc nhập viện vì đau thắt ngực không ổn định) của 2 nhóm lixisenatide và placebo không khác biệt (13,4% và 13,2%).

  Nếu như TECOS và ELIXA chỉ chứng minh được tính an toàn tim mạch của thuốc nghiên cứu, EMPA-REG OUTCOME cho thấy có một thuốc hạ đường huyết có thể cải thiện được tiên lượng của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh tim mạch. EMPA-REG OUTCOME là một thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên thực hiện trên 7020 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh tim mạch (46% có tiền sử NMCT, 25% đã từng được mổ bắc cầu mạch vành). Bệnh nhân được phân cho dùng placebo hoặc empagliflozin là một thuốc ức chế SGLT2 (sodium glucose cotransporter 2). Sau thời gian theo dõi trung vị 3,1 năm, nhóm nghiên cứu ghi nhận điều trị bằng empagliflozin giảm có ý nghĩa các biến cố thuộc tiêu chí đánh giá chính (chết do nguyên nhân tim mạch, NMCT không chết hoặc đột quị không chết) so với placebo (10,5% so với 12,1%; p = 0,04). Kết quả EMPA-REG được xem là một bước đột phá vì lần đầu tiên sau nhiều năm y giới mới có trong tay một thuốc hạ đường huyết không những không tăng nguy cơ tim mạch mà còn ngăn ngừa hữu hiệu tử vong và biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh tim mạch kèm theo.

LỢI ÍCH CỦA STATIN ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  Hiện nay thuốc nhóm statin được xem là một thành phần thiết yếu trong điều trị bệnh mạch vành. Liên quan với tình trạng đái tháo đường, nghiên cứu của Costa và cộng sự đã chứng minh lợi ích mà statin mang lại cho người bệnh đái tháo đường lớn hơn nhiều so với lợi ích mà thuốc mang lại cho người không có đái tháo đường. Nhóm tác giả này thực hiện phân tích gộp số liệu của 12 thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên kéo dài ít nhất 3 nămđánh giá lợi ích của liệu pháp statin ở bệnh nhân đái tháo đường và không đái tháo đường. Lợi ích của liệu pháp statin được tính toán dựa trên NNT (number needed to treat, là số bệnh nhân cần điều trị để ngừa một biến cố). Kết quả phân tích gộp cho thấy ở những người đã có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não hoặc bệnh động mạch ngoại vi) lợi ích mà statin mang lại cho người có đái tháo đường kèm theo lớn hơn nhiều so với lợi ích mà thuốc mang lại người không có đái tháo đường: Đối với người có đái tháo đường kèm theo, số NNT để ngừa một ca chết do bệnh mạch vành là 19 và số NNT để ngừa một ca NMCT không chết là 11, trong khi đó đối với người không có đái tháo đường, các con số tương ứng là 61 và 34.

  Trong hướng dẫn 2015 của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ có đề cập chỉ định dùng statin cho bệnh nhân đái tháo đường (bảng 1). Nhìn bảng này có thể thấy hầu như tất cả bệnh nhân đái tháo đường đều cần được điều trị bằng thuốc nhóm statin.

*Thêm vào trên nền thay đổi lối sống; **Các yếu tố nguy cơ tim mạch gồm LDL-C ≥ 100 mg/dl, tăng huyết áp, hút thuốc lá và thừa cân hoặc béo phì; ***Bệnh tim mạch gồm tiền sử đã từng bị biến cố tim mạch hoặc bị hội chứng mạch vành cấp.

 Theo timmachhoc.vn

PK ĐỨC TÍN

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua google bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua twitter bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua MySpace bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua LinkedIn bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua stumbleupon bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua icio bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua digg bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua yahoo bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua yahoo bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua yahoo bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chia sẽ qua yahoo bài: LIÊN QUAN GIỮA BỆNH MẠCH VÀNH VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP