Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C
Ngày 06/05/2016 08:54 | Lượt xem: 1494

Bệnh thận mạn đang là một thách thức lớn đối với ngành y tế trên toàn cầu, không chỉ do nguy cơ tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối mà còn do nguy cơ tim mạch quan trọng đối với người bệnh.

NGUY CƠ TIM MẠCH TRONG BỆNH THẬN MẠN

Bệnh thận mạn đang là một thách thức lớn đối với ngành y tế trên toàn cầu, không chỉ do nguy cơ tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối mà còn do nguy cơ tim mạch quan trọng đối với người bệnh.Thật vậy, bệnh thận giai đoạn cuối là biến chứng dễ thấy nhất của bệnh thận mạn, tuy nhiên các biến chứng tim mạch lại là các biến chứng đáng ngại nhất vì nhiều người bệnh thận mạn chết vì các biến chứng tim mạch trước khi kịp mắc bệnh thận giai đoạn cuối.  Cách đây 10 năm, Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney Foundation) đã đưa ra một cách phân loại bệnh thận mạn mà đến nay vẫn được dùng phổ biếnvì nó rất hữu ích cho việc tầm soát phát hiện sớm những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận. Theo phân loại của Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 tương ứng với mức lọc cầu thận bình thường (≥ 90 ml/phút/1,73 m2) nhưng trong nước tiểu đã có những bất thường (ví dụ albumin niệu vi lượng hoặc albumin niệu lượng lớn), các giai đoạn 2-4 tương ứng với mức độ nặng của bệnh tăng dần (mức lọc cầu thận giảm từ 60-89 xuống 30-59 rồi 15-29 ml/phút/1,73 m2) và giai đoạn 5 tương ứng với bệnh thận giai đoạn cuối (lọc cầu thận dưới 15 ml/phút/1,73 m2 hoặc phải lọc thận định kỳ). Cách phân loại này đã được áp dụng vào điều tra NHANES lần 3 (Third National Health and Nutrition Examination Survey) và cho thấy tần suất lưu hành bệnh thận mạn trong dân số Hoa Kỳ trưởng thành là 10,8% (khoảng 19,2 triệu người).  Cách phân loại này cũng đã được áp dụng vào nghiên cứu PREVEND (Prevention of Renal and Vascular End-stage Disease) và cho thấy tần suất lưu hành bệnh thận mạn trong dân số người Hà Lan trưởng thành là 12%. Nếu ngoại suy các kết quả này cho dân số trưởng thành trên toàn thế giới, có thể ước tính số người bệnh thận mạn là  nhiều trăm triệu.

  Phân loại của Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ cũng rất hữu ích cho việc đánh giá nguy cơ tim mạch của người bệnh thận mạn. Một nghiên cứu sổ bộ rất lớn mang tên Kaiser Permanente Renal Registry thực hiện trên hơn 1 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho thấy nếu lấy những người có lọc cầu thận ≥ 60 ml/phút/1,73 m2(không có bệnh thận hoặc bệnh thận mạn giai đoạn 1-2) làm chuẩn so sánh, những người có lọc cầu thận dưới mức này có nguy cơ chết và bị biến cố tim mạch tăng rất rõ rệt, và lọc cầu thận càng thấp thì nguy cơ càng tăng nhiều Gần đây hơn, Lee M. (Trung tâm Đột quị, Viện Đại học California, Hoa Kỳ) và cộng sự đã tập hợp số liệu của 33 nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu và thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá ảnh hưởng của chức năng thận trên nguy cơ đột quị trong tương lai. Phân tích của nhóm tác giả này cho thấy khi lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/phút/1,73 m2, nguy cơ đột quị trong tương lai tăng 43% (KTC 95%: 31% đến 57%; P < 0,001). Đặc biệt, ở người Châu Á nguy cơ đột quị tăng nhiều hơn so với người không phải Châu Á (mức tăng 96% so với 26%, trị số p phản ánh tính không đồng nhất < 0,001).

                                                                       

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ VÀ THỰC TẾ LÂM SÀNG

  Nhận thức được tầm quan trọng của mức lọc cầu thận đối với tiên lượng của người bệnh thận mạn, trong Hướng dẫn 2011 về điều trị rối loạn lipid máu, các chuyên gia của Hội Tim mạch Châu Âu và Hội Xơ vữa động mạch Châu Âu đã xếp những người có bệnh thận mạn từ vừa đến nặng (lọc cầu thận dưới 60 ml/phút/1,73 m2) vào nhóm nguy cơ rất cao.  Đối với những người có nguy cơ tim mạch rất cao, ngưỡng bắt đầu dùng thuốc hạ cholesterol là LDL-C ≥ 70 mg/dl và mục tiêu LDL-C cần đạt là dưới 70 mg/dl (hoặc giảm LDL-C ít nhất 50% so với ban đầu nếu không đạt được trị số dưới 70 mg/dl).

  Nói chung hướng dẫn của các hội chuyên khoa luôn đề ra mục tiêu rất rõ ràng, tuy vậy giữa hướng dẫn và thực tế luôn có khoảng cách, nhiều bệnh nhân nguy cơ cao hoặc rất cao có LDL-C vượt xa so với trị số được khuyến cáo.Nghiên cứu CEPHEUS khu vực châu Âu (CEntralized Pan-European survey on tHE Undertreatment of hypercholeSterolemia) cho thấy 42,6% bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc hạ lipid máu ở châu Âu không đạt mục tiêu LDL-C. Ở Hoa Kỳ điều trị rối loạn lipid máu đã đạt nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây, tuy nhiên chỉ có 30% bệnh nhân mạch vành có kèm ít nhất 2 yếu tố nguy cơ chính khác (tức là thuộc nhóm nguy cơ rất cao) đạt mục tiêu LDL < 70 mg/dl. Gần đây có nghiên cứu CEPHEUS khu vực châu Á (CEPHEUS Pan-Asian) được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ bệnh nhân đang dùng thuốc hạ lipid máu đạt được mục tiêu LDL-C theo hướng dẫn của Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ (National Cholesterol Education Program – Adult Treatment Panel III) (bản cập nhật 2004) ở các nước Châu Á.CEPHEUS khu vực châu Á là một nghiên cứu điều tra cắt ngang, tiền cứu, đa quốc gia, thực hiện tại 405 trung tâm ở Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Phi-líp-pin, Malaysia, Việt Nam và Hong Kong. Kết quả nghiên cứu này cho thấy chỉ có 49,1% bệnh nhân đạt được mục tiêu LDL-C. Điều đáng lo ngại là mức nguy cơ của bệnh nhân càng cao thì tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C càng thấp. Ở nhóm bệnh nhân nguy cơ rất cao chỉ có 34,9% đạt được mục tiêu LDL-C. Riêng ở Việt Nam, tỉ lệ đạt được mục tiêu LDL-C tính chung là 40,1% và tính riêng ở những người nguy cơ rất cao là 27,6%.

                                                                                                                       Theo timmachhoc.vn

                                                                                                                       PK ĐỨC TÍN

Print Chia sẽ qua facebook bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua google bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua twitter bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua MySpace bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua LinkedIn bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua stumbleupon bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua icio bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua digg bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua yahoo bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua yahoo bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua yahoo bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C Chia sẽ qua yahoo bài: Giảm nguy cơ tim mạch cho người bệnh thận mạn qua kiểm soát tích cực LDL-C

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP