Nhồi máu cơ tim cấp
Ngày 12/05/2014 09:48 | Lượt xem: 2421

Với đời sống đầy áp lực, đó là gánh nặng cho cuộc sống của mỗi người cũng là gánh nặng đè lên trái tim. Các yếu tố nguy cơ luôn là nỗi quan tâm lớn của các nhà lâm sàng trong lúc điều trị bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, nhằm tránh bị nhồi máu cơ tim. 

I.  ĐỊNH NGHĨA:

Nhồi máu cơ tim là hoại tử 1 vùng (> 2cm2) cơ tim do tắc một nhánh động mạch vành. Hay bị nhất là động mạch vành trái (nhánh liên thất trước 40% và nhánh mũ trái 25%). Động mạch vành phải chỉ có 35%.

II. NGUYÊN NHÂN:

Thường nhất là do cục huyết khối hình thành trên mảng xơ vữa, nếu mảng xơ vữa bị bong ra một phần sẽ càng dễ tạo thành cục huyết khối hơn.

Hiếm hơn là do co thắt động mạch vành hoặc Embolie.

III. CHẨN ĐOÁN: dựa vào 3 nhóm triệu chứng:

     -  Cơn đau ngực.

     -  Biến đổi men tim.

     -  Biến đổi EGC.

Sự hiện diện 2 trong 3 nhóm triệu chứng đủ để chẩn đoán (+) nhồi máu cơ tim cấp.

1.Lâm sàng:

  -    Đau ngực: đau thường sau xương ức dữ dội, liên tục, có thể lan đến, cằm vai trái, mặt trong cánh tay trái và ngón 4, 5, có thể lan xuống thượng vị, không giảm đau với nghỉ ngơi và dùng Nitrate.

Tuy nhiên nhồi máu cơ tim cấp cũng có thể đau từng cơn, đau ngực trái hay đau thượng vị, đau nhẹ hoặc thậm chí không đau nhất là bệnh nhân hậu phẫu, đái tháo đường, người già, hoặc cao huyết áp....

  -    Suy tim cấp.

  -   Choáng tim.

2.ECG:

Ghi 12 chuyển đạo thông thường chỉ phát hiện # 85% nhồi máu cơ tim cấp, do đó cần ghi thêm V7 V8 V9 nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim sau thực (R V1 cao), ghi thêm V3R V4R nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim thất phải. Nhồi máu cơ tim cấp diễn tiến rất động nên phải ghi ECG nhiều lần.

   -  Sóng Q:

Điển hình: rộng > 0,04s và biên độ > 1/4  R

Nhồi máu cơ tim không sóng Q ít gặp hơn và thường ở vị trí dưới nội tâm mạc.

   - Thay đổi ST - T.

ST chênh lên và phần lồi hướng lên trên, sóng T đi liền với đoạn ST tạo thành vòm PARDEE.

Có nhiều bệnh lý đau ngực khác cũng thay đổi ST- T:

  • Viêm cơ tim: ST chênh lên, lõm, sóng Q.
  • Viêm màng ngoài tim: ST chênh lên, T (-).
  • Bóc tách động mạch chủ: ST chênh lên hoặc xuống hoặc thay đổi không đặc hiệu.
  • Tràn khí màng phổi: rS từ V1 -V4, thay đổi ST, T không đặc hiệu.
  • Thuyên tắc động mạch phổi: ST chênh xuống, S1 Q3.

Vị trí:

  • Sau dưới: D2, D3, aVF.
  • Sau thực: V7, V8, V9.
  • Trước vách: V1, V2, V3 (V4).
  • Trước mỏm: V4 (V3, V5).
  • Trước bên: V5, V6, aVL, D1.
  • Trước rộng: V1 => V6, aVL, D1.
  • Vách sâu: V1, V2, V3 (V4), D2, D3, aVF.
  • Thất phải: V1, V3R, V4R, aVF, D3.

Giai đoạn:

  • Cấp.
  • Bán cấp.
  • Cũ.

3.Men tim (Biomarkers):

Biomarkers

Bắt đầu tăng

đạt nồng độ đỉnh

trở về bình thường

MB - CK

3 - 12h

24h

48 - 72h

Troponin I

3 - 12h

24h

5 - 10 ngày

Troponin T

3 - 12h

12 - 24h

5 - 14 ngày

Myoglobin

1 - 4h

6 - 7h

24h

LDH

12h

48h

1 - 2 tuần

 IV. ĐIỀU TRỊ:

Tử vong của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp do cả hai loạn nhịp và suy bơm tim. Phát hiện và điều trị kịp thời loạn nhịp chết người làm giảm tử suất tại bệnh viện. Đa số tử suất tại bệnh viện của nhồi máu cơ tim là những bệnh nhân rối loạn chức năng thất nặng và shock tim vì hoại tử cơ tim diễn tiến trong vài giờ. Phục hồi tưới máu sớm bằng tiêu sợi huyết hoặc PTCA làm giảm kích thước vùng nhồi máu và bảo tồn chức năng thất trái. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng cho thuốc tiêu sợi huyết làm giảm tử suất, đặc biệt khi điều trị được bắt đầu trong vòng 4 giờ sau khởi phát.

Mục tiêu

    -  Giảm đau.

    -  Tái tưới máu.

    -  Giảm kích thước vùng hoại tử.

    -  Xử trí các biến chứng: choáng, suy tim, loạn nhịp tim,...

    -  Dự phòng nhồi máu cơ tim tái phát.

V. BIẾN CHỨNG:

Có 2 loại biến chứng gây tử vong nhiều nhất là loạn nhịp và cơ học (suy tim)

1.Loạn nhịp:

Chủ yếu là rung thất, nguyên nhân chết chính trong những giờ đầu tiên và cả sau đó nữa dưới dạng đột tử. Chính nhờ phát hiện sớm và giải quyết rung thất mà các đơn vị săn sóc mạch vành đã hạ được tỉ lệ tử vong trong bệnh viện từ 30% xuống còn 10-20%.

Ngoại tâm thu thất:

Chỉ điều trị khi ngoại tâm thu thất > 5 nhịp/ phút, R/ T, từng chuỗi, đa dạng. Có thể dùng lidocain tiêm tĩnh mạch 1mg / kg có thể lặp lại 3 lần sau đó truyền tĩnh mạch 2 - 4 mg/ phút. Nếu lidocain  không hiệu quả thì dùng procainnamide liều tải 500 - 1000 mg tĩnh mạch < 50mg/ phút, sau đó duy trì 2 - 5 mg/ phút. Hoặc có thể dùng amiodarone nhưng thận trọng khi dùng chung với ức chế beta dễ làm block nhĩ thất.

Nhịp nhanh thất:

Tiêm tĩnh mạch lidocain 50-100mg, 1-2 lần không hiệu quả nên đánh sốc điện.

Rung thất:

Sốc điện và thuốc xem bài điều trị rung thất.

Nhanh xoang:

Cần tìm và điều trị nguyên nhân như sốt, đau ngực, suy tim...Nếu vô căn, do cường giao cảm nên dùng ức chế beta.

Chậm xoang:

Khi có triệu chứng nên dùng Atropin không nên dùng Isoproterenol. Nếu kéo dài nên đặt máy tạo nhịp.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất:

Dùng kích thích phế phế vị nếu không đáp ứng dùng Adenosin, verapamil, betabloquant hoặc digoxin trong đó Adenosin được chọn lựa đầu tiên. Nếu rối loạn huyết động nặng nên sốc điện.

Rung nhĩ:

Nếu đáp ứng thấy nhanh có rối loạn huyết động nặng nên chuyển nhịp bằng sốc điện, nếu huyết động ổn có thể chọn lựa nhiều thuốc: Diltiazem tĩnh mạch, verapamil, betabloquant, hoặc digoxin để khống chế nhịp thất.

Block nhĩ thất hoàn toàn:

Cần đặt máy tạo nhịp.

2.Suy tim:

Điều trị cũng giống như suy tim khác gồm lợi tiểu, nitrate, ức chế men chuyển, digoxin và dobutamin, tuy nhiên digoxin hiệu quả không rõ rệt như trong các suy tim khác vì không làm tăng được sức co bóp cơ tim bao nhiêu.

Sốc tim: Là nguyên nhân gây tử vong cao khoảng 85 - 90% do nhồi máu cơ tim lớn quá (# 40% khối cơ thất trái) gây suy tim trái. Điều trị như các trường hợp sốc tim khác. Thở oxy, nâng huyết áp bằng dobutamin, dopamin, bù dịch nếu thể tích máu giảm.

Suy tim: có thể dựa theo bảng KILLIP.

      I:   Không có sung huyết phổi và shock, tỉ lệ tử vong < 5%.

      II : Sung huyết phổi nhẹ, có thể có gallop T3.

      III: Phù phổi do suy tim trái cấp hoặc hở van 2 lá cấp tỉ lệ tử vong  # 35-45%.

      IV: Shock tim, tỉ lệ tử vong # 80%.

VI. TIÊN LƯỢNG: Phụ thuộc nhiều yếu tố:

Vị trí: nhồi máu cơ tim thất trái tỉ lệ tử vong cao hơn nhồi máu cơ tim thất phải

Vùng nhồi máu càng rộng tỉ lệ tử vong càng cao.

Giai đoạn: Tỉ lệ tử vong giảm dần theo số ngày bệnh

VII. DỰ PHÒNG:

Điều trị các yếu tố nguy cơ và tập thể dục đều đặn tốt nhất là đi bộ.

Thuốc:

Dùng Aspirin lâu dài (dùng Clopidogrel nếu bệnh nhân có chống chỉ định với Aspirn).

Ức chế Beta: giảm tỉ lệ nhồi máu cơ tim tái phát và tỉ lệ tử vong.

Ức chế men chuyển: giảm tỉ lệ tử vong sau nhồi máu và cải thiện chức năng tim trái

Điều chỉnh rối loạn lipid máu, đường huyết, tăng huyết áp.

Theo dieutri.vn

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua google bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua twitter bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua MySpace bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua icio bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua digg bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim cấp Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim cấp

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP