Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát.
Ngày 16/05/2016 07:43 | Lượt xem: 1357

Năm 1975, Low B và cộng sự khi tiến hành thí nghiệm độc tế bào Lympho xác định kháng nguyên HLA để nghiên cứu mối liên hệ giữa HLA với bệnh tăng huyết áp nguyên phát và bệnh đái tháo đường mang tính chất gia đình

đã phát hiện trong số 27 trường hợp tăng huyết áp nguyên phát có 41% người bệnh mang HLA-B8, kể  từ đó nhiều tác giả đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu mối liên quan giữa HLA và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Bằng các xét nghiệm huyết thanh học và sinh học phân tử, nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả đã đưa ra nhiều nhận xét về mối liên quan giữa hệ HLA với bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Năm 1981 Johnson J và cộng sự sử dụng phương pháp độc tế bào Lympho để nghiên cứu hệ HLA trên người da đen, nghiên cứu phân tích sự phân bố HLA- A và HLA - B trên 100 trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát và 100 người khỏe mạnh đối chứng được, kết quả cho thấy sự phân bố HLA- A và HLA - B giữa nhóm chứng và nhóm bệnh không khác nhau có ý nghĩa thống kê, điều đó chỉ ra rằng người da đen mang HLA- A hoặc HLA - B có thể không liên quan đến bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Năm 1992 Gerbase M và cộng sự cũng dùng phương pháp trên để phân tích sự phân bố của HLA- A, B, DR ở 89 bệnh nhân người da trắng ở Brazil, kết quả cho thấy có dấu hiệu nhạy cảm di truyền của bệnh tăng huyết áp nguyên phát khi tìm thấy tần số cao hơn của gen HLA- DR4. Năm 1998 Gerbase M.[9] nghiên cứu sự phân bố các kháng nguyên HLA trên 33 trường hợp tăng huyết áp nguyên phát ác tính ở người Brazil da trắng và người lai da trắng da đen cho thấy, những người Brazil lai trắng - đen mang kháng nguyên HLA- DR3 có liên quan mật thiết với bệnh.

                                               

                                                                         Quá trình đáp ứng miễn dịch và và vai trò của HLA II

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật sinh học phân tử, nhiều nghiên cứu phân bố các alen HLA ở những quần thể khác nhau ở các khu vực khác nhau liên quan đến bệnh tăng huyết áp nguyên phát là khác nhau. Vidan Jeras B. và cộng sự nghiên cứu phân bố các alen HLA liên quan  đến bệnh tăng huyết áp nguyên phát ở quần thể người Slovenia cho thấy, những người mang alen HLA-DRB1*0101/2, DQB1*0501/2, DQA1*0102 có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát, như vậy có thể các alen này gia tăng nguy cơ mắc bệnh, còn ở những những người mang các alen HLA-DRB1*1601/2, DQB1*0502, DQA1*0102 hoặc DRB3* có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát, có thể đây là các alen có khả năng bảo vệ.

Năm 2005 Zabay J.M. và cộng sự trong một nghiên cứu phân bố các alen HLA-B, DRB củaquần thể trên cùng một chủng tộc ở đảo Balearic, Majorca của Tây Ban Nha ở 110 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát cùng 107 người khỏe mạnh ở nhóm chứng, kết quả cho thấy những người mang alen HLA-DRB3*0202 tương quan mật thiết với bệnh tăng huyết áp nguyên phát (OR = 1,79, p = 0,03); những người mang alen HLA-DRB4*01 thường không bị mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát (OR = 0,56, p = 0,04). Như vậy, alen HLA-DRB3*0202 có thể là một gen tăng nguy cơ cho bệnh này, ngược lại, alen HLA-DRB4 01 có thể là gen giúp giảm nguy cơ với bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Gu X.X., sử  dụng kỹ thuật PCR- SSO nghiên cứu 120 trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát và 168 người khỏe mạnh ở nhóm chứng tại Bỉ về phân bố HLA- DRB, DPB1, kết quả đã không tìm thấy sự khác biệt tần suất DPB1, HLA- DRB giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu đã kết luận HLA-DRB, DPB1 không liên quan với bệnh tăng huyết áp nguyên phát.

                    

Người Hán ở Trung Quốc đều thuộc chủng tộc da vàng nhưng có đặc trưng cư trú riêng biệt  ở 2 miền Nam và Bắc, các yếu tố di truyền cũng có thể khác biệt nhau. Năm  1998, Sun Ningling sử dụng kỹ thuật PCR- SSP nghiên cứu sự phân bố các alen HLA-DQA1 ở người Hán sống ở phía bắc sông Hoàng Hà trên 52 trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp lịch sử gia đình và 86 người khỏe mạnh ở nhóm chứng. Kết quả cho thấy tần suất mang alen HLA-DQA1*0302 trong nhóm bệnh cao hơn đáng kể, trong khi đó mang alen HLA- DQA1*0103 có tần suất cao hơn ở nhóm chứng nhóm bình thường. Như vậy, có thể mang alen HLA- DQA1*0302 có thể là yếu tố nguy cơ cho bệnh tăng huyết áp nguyên phát, alen HLA-DQQA1*0103 có thể là yếu tố bảo vệ. Nghiên cứu năm 2001 của Shen Naiyu cùng ở phía bắc sông Hoàng Hà trên quần thể người Hán bằng cách sử dụng cùng một phương pháp của Sun Ningling về mối liên quan giữa HLA- DQA1 với tăng huyết áp nguyên phát, kết quả cho thấy mang alen HLA-DQA1*0301 và tăng huyết áp nguyên phát có mối liên quan, đồng thời cũng chứng minh được người mang alen HLA-DQA1*0103 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp tương tự như nghiên cứu của Sun Ningling. Trong một nghiên cứu trên người Hán ở phía nam năm 2004 của Hu Dachun bằng cách sử dụng cùng một phương pháp PCR-SSP để phân tích sự phân bố các alen HLA- DQA1 trên 83 bệnh nhân và 91 người khỏe mạnh tại tỉnh Vân Nam, kết quả cho thấy ở bệnh nhân thì tần suất mang HLA-DQA1*0302 là 0,128 cao hơn so với nhóm đối chứng (0.011), χ2 = 19,409,p <0,01; và tần suất mang HLA-DQA1*0201 ở nhóm bệnh là 0,061, thấp hơn so với nhóm chứng (0,170), χ2 = 9,876, p <0,05); như vậy có thể thấy rằng có sự khác biệt giữa 2 quần thể người Hán ở phía bắc và phía nam Trung Quốc. Mang alen HLA-DQA1*0302 có thể xem là liên quan với bệnh tăng huyết áp nguyên phát, kết quả đó tương tự như nghiên cứu của Sun Ningling ở người Hán phía Bắc, trong khi đó, mang alen HLA-DQA1*0201 có thể có tác dụng bảo vệ khỏi mắc bệnh, kết quả này khác với nghiên cứu của Sun Ningling và Shen Naiyu. Kết quả nghiên cứu này có thể doVân Nam nằm ở biên cương phía nam, nhiều dân tộc thiểu số chung sống, người hán ở Vân Nam có tổ tiên đến từ khắp nơi trên đất nước Trung Quốc và hiện tượng kết hôn với người dân tộc thiểu số, do đó phân bố các alen hệ HLA có đặc trưng riêng.

Một nghiên cứu bệnh chứng vào năm 1997 của Sun Ningling trên người Hán về sự phân bố các alen HLA-DRB1 bằng kỹ thuật PCR- SSP, kết quả cho thấy alen HLA-DRB1*1501/2 có tần suất cao ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, ngược lại alen HLA-DRB1*0901 có tầnsuất cao hơn ở nhóm chứng. Nghiên cứu năm 2004 của Ye Jianchun về phân bố các alenHLA- DRB1 bằng cách sử dụng kỹ thuật tương tự trên bệnh nhân tăng huyết áp ở người Hán tỉnh Vân Nam cũng cho kết quả tương tự.  Những nghiên cứu mối liên quan giữa HLA và phì đại thất trái trong tăng huyết áp nguyên phát đã giải thích một số cơ chế bệnh sinh của phì đại thất trái. Ở những bệnh nhân tăng huyết áp, khỏang 1/3 sẽ xuất hiện phì đại tâm thất trái (LVH: Left ventricular hypertrophy). Chúng ta đều biết, LVH là biểu hiện quan trọng của tăng huyết áp trên cơ quan đích, đồng thời liên quan chặt chẽ với bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác Tuy nhiên, cơ chế của LVH phức tạp hơn, cơ chế chính xác chưa được biết rõ ràng. Trong những năm gần đây, LVH được xem là kết quả của tình trạng quá tải của tâm thất trái để thích ứng với áp lực quá tải. Nhưng nhiều nghiên cứu quan sát thấy rằng mối quan hệ giữa huyết áp và kích thước thất trái không phải là chặt chẽ, sự thay đổi huyết áp động mạch với mức độ phì đại thất trái không phải là hoàn toàn tương ứng với nhau. Vì thế, cho đến nay nhiều tác giả cho rằng LVH liên quan đến độ tuổi, giới tính, cân nặng, chủng tộc, yếu tố di truyền, mức độ kháng insulin và mức độ tăng huyết áp. Nói về các yếu tố di truyền, các tác giả nước ngoài đã báo cáo mối liên quan giữa HLA với LVH, họ chỉ ra rằng HLA có thể được tham gia vào cơ chế bệnh sinh của LVH. Nghiên cứu năm 2001 của Emmanuel J, Diamantopoulos trên 158 trường hợp mới mắc tăng huyết áp nguyên phát của Athens (Hy lạp) xem HLA có phải là một trong những yếu tố liên quan đến thay đổi cấu trúc của tim mạch hay không bằng phương pháp đo khối lượng thất trái (LVM: left ventricular mass) bằng siêu âm và tính tỷ lệ LVM/chiều cao (LVM/h), độ dày lớp nội mạc động mạch cảnh (IMT: Intimamedia thickness), xác định sự phân bố các alen HLA bằng kỹ thuật PCR. Kết quả phát hiện thấy, bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát mang HLA-DQ7, HLA-DR11 có tỷ lệ LVM/h cao hơn người không mang các locus này, trong khi những bệnh nhân mang HLA-B51 có LVM/h thấp hơn so với người không mang locus này. Như vậy HLA-DQ7, HLA-DR11 có thể là yếu tố nguy cơ cho LVH, ngược lại HLA-B51 có thể có hiệu quả bảo vệ khỏi LVH, từ đó có thể suy đoán HLA có thể được liên quan với cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp có LVH. Năm 2003, một nghiên cứu khác của Vlachonikolis IG trên người Athens với phương pháp tương tự như trên với 61 người có huyết áp bình thường, 153 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát nhưng chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: Tăng huyết áp độ I; nhóm 2: Tăng huyết áp độ II và nhóm 3: Tăng huyết áp độ III. Mục tiêu của nghiên cứu để xác định mối liên quan giữa kháng nguyên HLA với sự thay đổi cấu trúc tim, mạch thông qua phản ánh của LVM và IMT. Kết quả cho thấy tần suất mang HLA-DR11 ở nhóm thứ ba có LVM/h cao hơn người bình thường, nhưng sự kết hợp này không được tìm thấy ở các nhóm đầu tiên và nhóm thứ hai, điều này có thể chứng minh HLA-DR11 có thể liên quan đến LVH, hay có
thể suy đoán HLA liên quan đến mức độ huyết áp động mạch và HLA có thể là một yếu tố thúc đẩy thay đổi cấu trúc tim, mạch trong tăng huyết áp.  Một số các nghiên cứu ở Mỹ và Trung Quốc cho rằng, người mang alen HLA-B12, HLA- B35, HLA-DRB1*1501/2 rất dễ bị cao huyết áp hay các hội chúng liên quan đến cholesterol máu hay cao nồng độ mỡ trong máu. Ngược lại, những người mang alen HLA-DRB*0901 thì khó có khả năng mắc bệnh cao huyết áp. Vấn đề này có lẽ liên hệ đến quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể.

Nói tóm lại, hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho rằng có mối liên quan giữa HLA với bệnh tăng huyết áp nguyên phát, rất tiếc là chưa có nghiên cứu nào ở trong nước báo cáo về vấn đề này. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật sinh học phân tử, chúng ta hy vọng có những nghiên cứu trong nước được thực hiện trong lĩnh vực này. Có như vậy chúng ta mới có thể cung cấp cho thầy thuốc lâm sàng và bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp nguyên phát những bằng chứng về sinh học phân tử để phân loại lâm sàng, chẩn đoán, phòng ngừa biến chứng… trên những người mang các kháng nguyên HLA khác nhau.

                                                                                                                                                      Theo tapchi.vnha

                                                                                                                                                      PK ĐỨC TÍN

Print Chia sẽ qua facebook bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua google bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua twitter bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua MySpace bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua LinkedIn bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua stumbleupon bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua icio bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua digg bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua yahoo bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua yahoo bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua yahoo bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chia sẽ qua yahoo bài: Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người và bệnh tăng huyết áp nguyên phát.

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP