Hội chứng WPW liên quan tới sự tồn tại một đường dẫn truyền bất thường (đường dẫn truyền phụ - accessory pathway) nối liền tâm nhĩ và tâm thất bên cạnh đường dẫn truyền bình thường qua nút nhĩ thất.
Trong trường hợp điển hình, đường dẫn truyền phụ có thể dẫn truyền xung động theo chiều xuôi từ nhĩ xuống thất hoặc cả hai chiều, điện tâm đồ bề mặt đặc trưng bởi khoảng PR ngắn (< 120 ms), phức bộ QRS giãn rộng (>120 ms) và sóng delta ở đầu phức bộ QRS. Đường dẫn truyền phụ chỉ dẫn theo chiều ngược từ thất lên nhĩ gọi là đường ẩn (concealed accessory pathway).
Hình 1: Điện tâm đồ bề mặt của hội chứng WPW điển hình với đường dẫn truyền phụ ở vùng trước vách bên phải.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng WPW là các cơn tim nhanh vào lại nhĩ-thất thông qua đường dẫn truyền phụ. Bình thường xung động phát ra từ nút xoang gây khử cực hai tâm nhĩ trước sau đó đi qua nút nhĩ thất gây khử cực tâm thất rồi tự tắt. Khi tồn tại đường dẫn truyền phụ, xung động này sẽ đi ngược qua đó, vào lại tâm nhĩ gây cơn nhịp nhanh với tần số từ 140-220 ck/ph. Mặt khác, hội chứng WPW đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp rung nhĩ, các xung động tần số rất cao từ tâm nhĩ sẽ đi qua đường dẫn truyền phụ xuống khử cực tâm thất lầm tâm thất đập rất nhanh (có thể lên tới 300 ck/ph) gây tụt huyết áp, có khi tử vong.
Hình 2: Cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất (AVRT). Ở chuyển đạo V1 nhìn rõ sóng P dẫn truyền ngược đi sau phức bộ QRS với RP < PR.
Kỹ thuật triệt đốt đường dẫn truyền phụ dựa trên việc đưa đầu ống thông đốt tới tiếp xúc với một điểm trên vòng van hai lá hoặc ba lá nơi có đường dẫn truyền phụ đi qua. Tiếp cận vòng van ba lá bằng đường tĩnh mạch đùi, tiếp cận vòng van hai lá bằng đường ngược dòng động mạch chủ qua động mạch đùi hoặc qua đường xuyên vách liên nhĩ. Đường dẫn truyền phụ được định vị (mapping) dựa vào các điện đồ trong buồng tim trong lúc nhịp xoang, trong lúc cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất hoặc trong lúc tạo nhịp thất và dựa vào hỉnh ảnh giải phẫu trên X quang.
Hình 3: Vị trí các ống thông trên hình ảnh X quang trong triệt đốt đường dẫn truyền phụ: NP: điện cực cùng cao nhĩ phải, His: điện cực vị trí bó His, XV: điện cực xoang vành, TP: điện cực mỏm thất phải, Abl: điện cực triệt đốt được đưa vào thất trái ngược chiều qua van động mạch chủ và cắm vào vòng van hai lá nơi có đường dẫn truyền phụ nhĩ-thất đi qua.
Hình 4: Triệt đốt đường dẫn truyền phụ điển hình trong lúc nhịp xoang. Kết quả xuất hiện ngay sau 372 ms (hết hình ảnh WPW), điện đồ vị trí đích (trong ô vuông đỏ) có sóng nhĩ đi trước và trộn lẫn với sóng thất.
Hình 5: Triệt đốt đường dẫn truyền phụ điển hình trong lúc tạo nhịp thất phải. Kết quả xuất hiện ngay sau 540 ms (xuất hiện hình ảnh phân ly thất-nhĩ), điện đồ vị trí đích (trong ô vuông đỏ) có sóng thất đi trước và sóng nhĩ đi ngay sát sau sóng thất.
Tỉ lệ thành công của phương pháp đốt điện trong hội chứng WPW có thể đạt tới 90-95%, tỉ lệ tái phát thường thấp < 5%.
Theo tapchi.vnha
PK ĐỨC TÍN
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389