Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015
Ngày 31/05/2016 03:09 | Lượt xem: 1187

Trong 10 năm trở lại đây, chúng ta ít thấy những thay đổi lớn trong điều trị suy tim. Nhưng năm nay sẽ có những biến động nhất định do những nghiên cứu vừa công bố trong thời gian vừa qua. Những nghiên cứu này sẽ làm cho chúng ta thay đổi về cách thức điều trị suy tim trong một vài năm tới.

 

Kết thúc kỷ nguyên ức chế men chuyển trong điều trị suy tim.

Từ khi ra đời, ức chế men chuyển đã là hòn đá tảng trong điều trị suy tim trong nhiều năm qua. Một đơn thuốc điều trị suy tim bắt buộc phải có một thuốc ức chế men chuyển nếu không có chống chỉ định. Các khuyến cáo đều đưa ức chế men chuyển là sự lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân suy tim

Tuy nhiên, tất cả sẽ thay đổi qua một nghiên cứu mới công bố thời gian vừa qua là thử nghiệm PARADIGM - HF.  Thử nghiệm này công bố hiệu quả của LCZ696, là nhóm thuốc đầu tiên ức chế neprilysin. Neprilysin, một endopeptidase (peptidase ly giải các acid amin không ở đầu tận) trung gian, thoái triển từ một vài peptides nội sinh như peptides lợi niệu, bradykinin và adrenomedullin. Trước đó 2 thử nghiệm nhỏ đăng trên tờ Lancet đã cho thấy hiệu quả hơn hẳn của LCZ696 trên huyết động khi so với ức chế thụ thể ở bệnh nhân tăng huyết áp và suy tim. Thử nghiệm PARADIGM - HF là một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên so sánh 8442 bệnh nhân suy tim có độ NYHA II-IV, có phân số tống máu dưới 40% được tiếp nhận hoặc LCZ696 (liều 200mg 2 lần/ngày) hoặc enalapril (liều 10 mg 2 lần/ngày). Tiêu chí đánh giá chính là phối hợp tử vong do tim mạch hoặc nhập viện do suy tim. Thử nghiệm này đã dừng sớm hơn so với dự định (thời gian theo dõi trung bình 27 tháng) do lợi điểm vượt trội của LCZ696. Khi so với enalapril, LCZ696 giảm tiêu chính chính lên đến 20% và giảm tỷ lệ tử vong toàn bộ lên đến 16%. Thuốc này thích ứng tốt, không làm tăng phù niêm, ít ca làm tồi chức năng thận. Tuy nhiên, thuốc này làm hạ huyết áp nhiều hơn. Do vậy, khá nhiều bệnh nhân bị tụt huyết áp đã loại bỏ khỏi nghiên cứu này trong pha 2 của nghiên cứu, nên điều này có thể làm chút ít sai lệch trong kết quả về LCZ696. Nhưng thực sự, kể từ khi thử nghiệm CONSENSUS công bố năm 1987, đây là thuốc đầu tiên cho thấy có kết quả vượt trên enalapril trong điều trị suy tim. Nhiều khả năng thuốc mới này sẽ thay thế ức chế men chuyển trong điều trị suy tim trong tương lai gần. Đến khi các guidelines và các hãng dược phẩm đưa thuốc vào lâm sàng, các thày thuốc chúng ta sẽ có điều kiện nhiều hơn để xem xét kỹ các thử nghiệm về LCZ696.

Bổ xung sắt trong điều trị suy tim.

Thiếu máu đã được chúng ta biết và xem xét khá nhiều trong điều trị suy tim. Trước đây, việc điều trị erythropoietin trong suy tim đã không cho chúng ta kết quả như mong đợi . Gần đây, sự quan tâm nhiều hơn đến tình trạng thiếu sắt trên bệnh nhân suy tim . Dù hiện nay, cơ chế thiếu máu thiếu sắt trong suy tim vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Một số cơ chế được cho là có thể gây ra hiện tượng này là giảm hấp thu sắt, hoặc gia tăng mất sắt trên đường tiêu hóa . Thiếu sắt có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim. Thử nghiệm COMFIRM HF chứng minh lợi điểm của tiêm tĩnh mạch sắt trên triệu chứng, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim có và không có thiếu máu . Thử nghiệm này là một thử nghiệm mù đôi, đối chứng với giả dược trên 304 bệnh nhân suy tim với EF <45% có thiếu sắt. Bệnh nhân được ngẫu nhiên tiếp nhận sắt đường tĩnh mạch hoặc dùng giả dược trong 52 tuần. Nhóm bệnh nhân dùng sắt đã cải thiện rõ ràng khả năng gắng sức, triệu chứng và chất lượng cuộc sống cũng như giảm nguy cơ nhập viện do suy tim. Thử nghiệm CONFIRM-HF tái xác nhận kết quả của thử nghiệm trước đó là FAIR-HF . Cũng như thử nghiệm FAIR-HF, thử nghiệm CONFIRM khó khăn khi xác định có phải là thử nghiệm mù không do tiêu chí đánh giá của cả hai khá nhẹ nhàng. Cả hai thử nghiệm này đều là thử nghiệm nhỏ nên không đánh giá được hiệu quả trên tỷ lệ tử vong. Đến thời điểm hiện tại, khi nghiên cứu này chưa ra đời khuyến cáo về bù sắt cho bệnh nhân suy tim còn rất yếu do thiếu các bằng chứng lâm sàng. Hy vọng rằng với bằng chứng lâm sàng mạnh hơn cùng các nghiên cứu có thời gian theo dõi dài hơn sẽ giúp đưa chỉ định này vào guideline điều trị suy tim.

Serelaxin trong suy tim cấp.

Serelaxin trong thử nghiệm RELAX-AHF đã chứng minh hiệu quả trong giảm triệu chứng khó thở và tử vong nhưng không làm giảm tái nhập viện vì suy tim ở bệnh nhân suy tim cấp . Thử nghiệm RELAX-AHF 2 là thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, đa trung tâm, có đối chứng giả dược trên 63 bệnh nhân suy tim cấp . Thử nghiệm đã cho thấy serelaxin làm giảm rõ ràng áp lực động mạch phổi bít sau 8 giờ đầu tiên truyền thuốc, nhưng không có hiệu quả trong thay đổi cung lượng khi so với giả dược. Phân tích nhóm từ thử nghiệm RELAX-AHF cũng cho thấy hiệu quả tương tự của serelaxin ở bệnh nhân phân số tống máu thất trái giảm và phân số tống máu thất trái bảo tồn . Một bài báo khác cũng cho thấy ở nhóm serelaxin ít phải dùng lợi tiểu hơn cũng như ít giảm cân hơn, vì thế cho thấy serelaxin có tác dụng làm tăng đáp ứng lợi tiểu .

Dụng cụ cấy trong bệnh nhân suy tim.

Các guideline năm 2012 và 2013 của Mỹ và Châu âu vẫn chỉ định cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim (CRT) cho bệnh nhân có QRS rộng. Tuy nhiên thử nghiệm MADIT-CRT đã chứng minh cho thấy việc cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim không có hiệu quả ở bệnh nhân không có blốc nhánh trái. Thử nghiệm này tiến hành trên 1820 bệnh nhân suy tim nhẹ- trung bình với NYHA I-II; phân số tống máu <30% và khoảng QRS 130 ms hoặc hơn. Sau 2,4 năm theo dõi, máy tạo nhịp tái đồng bộ tim đã làm giảm 41% tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân có blốc nhánh trái. Kết hợp với những Guideline hiện hành, việc chỉ định điều trị bằng máy tạo nhịp tái đồng bộ tim chỉ nên tiến hành ở những bệnh nhân QRS rộng có blốc nhánh trái.

Đến thời điểm năm ngoái, các số liệu vẫn chưa đủ để chứng minh sự cần thiết phải theo dõi tại nhà (remote monitor) là cần thiết cho chẩn đoán và điều trị bệnh nhân suy tim. Nhưng gần đây, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã cho thấy hiệu quả của việc theo dõi tại nhà cho bệnh nhân cấy ICD hoặc CRT-D cho bệnh nhân suy tim. Thử nghiệm này [19] gồm 664 bệnh nhân cấy ICD hoặc CRT-D với tiêu chí đánh giá chính là tích hợp tỷ lệ tử vong toàn bộ, nhập viện vì suy tim, thay đổi độ NYHA và thay đổi tự đánh giá toàn bộ của bệnh nhân. Sau 1 năm, 63 (18,9%) trong 333 bệnh nhân nhóm có theo dõi tại nhà so với 90 (27,2%) trong 331 bệnh nhân ở nhóm chứng có điểm phối hợp tồi đi (p=0,013; OR: 0,63, 95% CI:0,43-0,90). Như vậy, với dụng cụ cấy cho suy tim (ICD hoặc CRT-D) có phần theo dõi ở nhà sẽ tốt hơn cho những bệnh nhân suy tim.

Kỹ thuật kích thích giao cảm kéo dài.

Một kỹ thuật mới áp dụng trong thời gian gần đây được nghiên cứu trong suy tim là kích thích thần kinh giao cảm kéo dài để làm gia tăng trương lực phế vị cho bệnh nhân suy tim. Kỹ thuật này được làm bằng cấy một máy giống máy tạo nhịp tim và nối với thần kinh giao cảm phế vị bên phải (hình 1). Cường độ kích thích lúc đầu là 1,24 mA và tăng lên 1,42 mA sau 3 tháng . Sau 6 tháng điều trị, thử nghiệm NECTAR-HF cho thấy không có sự khác biệt trên tiêu chí đánh giá chính là thay đổi đường kính cuối tâm trương thất trái giữa nhóm có kích thích (máy bật) và nhóm không có kích thích (máy tắt). Tuy nhiên, ở nhóm bệnh nhân có kích thích đã cho thấy làm cải thiện rõ ràng triệu chứng và chất lượng cuộc sống. Việc áp dụng phương thức này cho bệnh nhân suy tim vẫn còn chờ đợi một số thử nghiệm đang tiến hành sẽ công bố trong thời gian tới. 

                               

                                                                   Hình 1. Kích thích giao cảm kéo dài. 

Tương lai của điều trị suy tim bằng gen.

Một số nghiên cứu về điều trị gen đang tiến hành trên bệnh nhân suy tim. Một nghiên cứu về truyền gen SERCA2a vào trong mạch vành ở bệnh nhân suy tim nặng. Trên bệnh nhân suy tim, mức độ và hoạt động của SERCA2a giảm, góp phần trực tiếp làm giảm co và giãn của cơ tim. Gần đây, thử nghiệm CUPID , một thử nghiệm pha II, ngẫu nhiên, mù đôi, so sánh với giả dược nghiên cứu hiệu quả của SERCA2a so với giả dược trên 39 bệnh nhân suy tim nặng. Sau 3 năm theo dõi, nguy cơ tái phát các biến cố tim mạch (nhồi máu cơ tim, suy tim tồi đi, nhập viện do suy tim, dùng dụng cụ trợ thất, thay tim và tử vong) đã giảm 82% ở nhóm dùng liều cao khi so với giả dược (p=0,048). Tuy nhiên, nghiên cứu không thông báo về độ an toàn sau 3 năm theo dõi.

 

Theo timmachhoc.vn

PK ĐỨC TÍN

Print Chia sẽ qua facebook bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua google bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua twitter bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua MySpace bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua LinkedIn bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua stumbleupon bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua icio bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua digg bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua yahoo bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua yahoo bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua yahoo bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015 Chia sẽ qua yahoo bài: Những thay đổi lớn trong điều trị suy tim trong năm 2015

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP