Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim
Ngày 07/06/2016 10:15 | Lượt xem: 1443

Bao gồm kích thích tim với tần số tăng dần hoặc với một hoặc nhiều xung kích thích sớm dần trong lúc nhịp xoang hoặc khi đang tạo nhịp. Kích thích tim có chương trình nhằm mục đích:

•  Xác định những đặc tính điện sinh lý học của hệ thống dẫn truyền nhĩ thất, tâm nhĩ và tâm thất.
•  Tạo ra và phân tích cơ chế rối loạn nhịp tim.
•  Đánh giá cả tác dụng của thuốc và can thiệp điện đến đặc tính điện sinh lý học của hệ thống dẫn truyền nhĩ thất, tâm nhĩ và tâm thất và hiệu quả đối với điều trị rối loạn nhịp tim.


I.Kích thích nhĩ với tần số tăng dần  

  1. Bắt đầu với tần số kích thích nhĩ cao hơn tần số tim cơ sở ít nhất 10 nhịp/ phút. Sau đó tăng dần tần số kích thích mỗi lần 10 nhịp/ phút hoặc thời gian chu kỳ kích thích sau ngắn hơn chu kỳ trước 10 - 20ms. Ngừng kích thích khi đạt tần số 180 nhịp/ phút (nếu để xác định chức năng nút xoang) hoặc cao hơn (nếu để xác định dẫn truyền nhĩ thất hoặc đ­ường phụ). Thời gian kích thích ở mỗi mức tần số thường từ 30 - 60 giây để bảo đảm sự ổn định của các khoảng dẫn truyền sau đó nghỉ 1 phút rồi tiếp tục kích thích mức tần số sau.
  2. Đáp ứng bình th­ường với ph­ương pháp kích thích nhĩ với tần số tăng dần là khoảng AH kéo dài dần cho tới khi xuất hiện blốc nhĩ thất cấp 2 kiểu chu kỳ Wenckebach. Dẫn truyền dưới nút (khoảng HV) không bị  ảnh hưởng. Hầu hết các bệnh nhân ở tình trạng cơ sở sẽ xuất hiện blốc nhĩ thất kiểu chu kỳ Wenckebach ở thời gian chu kỳ tạo nhịp nhĩ từ 500 - 350ms.
  3. Ph­ương pháp kích thích nhĩ với tần số tăng dần cho phép đánh giá:

+  Thời gian phục hồi nút xoang (tPHNX) và thời gian phục hồi nút xoang điều chỉnh (tPHNXđ): kích thích nhĩ với các tần số khác nhau và cao hơn nhịp cơ sở trong vòng 30 giây sau đó ngừng kích thích. tPHNX được tính từ xung kích thích nhĩ cuối cùng đến sóng P hoặc điện đồ nhĩ đầu tiên xuất hiện sau khi ngừng kích thích. tPHNXđ được tính bằng cách lấy tPHNX trừ đi thời gian chu kỳ nhịp xoang cơ sở.

              

                                     Hình 1: Kích thích nhĩ và tính thời gian phục hồi nút xoang
+  Dẫn truyền nhĩ thất với thời điểm xuất hiện blốc nhĩ thất độ 2 kiểu chu kỳ Wenckebach (điểm Wenckebach nhĩ-thất).
+  Dẫn truyền chiều xuôi qua đ­ường phụ với điểm xuất hiện blốc ở đường phụ.
+  Gây cơn tim nhanh trên thất.

II.  Kích thích nhĩ với mức độ sớm dần
Có hai phương pháp: (1) Kích thích nhĩ sớm trên cơ sở nhận cảm nhĩ (sensed extra stimulus): máy kích thích tim nhận cảm nhịp cơ bản của bệnh nhân, sau 6-10 nhịp nhận cảm, máy sẽ phát xung kích thích nhĩ sớm tạo ra một ngoại tâm thu nhĩ, tức khoảng ghép kích thích ngắn hơn thời gian chu kỳ nhịp cơ sở. Cứ như vậy, khoảng ghép kích thích ngắn dần 10 - 20 ms cho mỗi một lần kích thích cho đến khi cơ nhĩ trơ không còn đáp ứng với kích thích sớm. (2) Kích thích nhĩ sớm trên cơ sở tạo nhịp nhĩ (paced extra stimulus): máy kích thích tim với một thời gian chu kỳ cố định trong 8 nhịp (S1) sau đó phát ra một xung tiếp theo kích thích sớm hơn (S2) và S1S2 cũng giảm dần cho đến khi cơ nhĩ trơ. Kích thích nhĩ với mức độ sớm dần nhằm:
+  Xác định thời gian trơ hiệu quả cơ nhĩ: là khoảng ghép dài nhất mà cơ nhĩ không đáp ứng với xung kích thích sớm.
+  Xác định thời gian dẫn truyền xoang nhĩ (tDTXN) bằng phương pháp Strauss.
+  Đánh giá có hay không bằng chứng đường dẫn truyền kép qua nút nhĩ thất (bước nhảy AH): là sự tăng đột ngột khoảng AH ≥ 50 ms so với khoảng AH của lần kích thích nhĩ sớm trước đó khi S1S2 giảm đi 10 ms.
+  Gây cơn tim nhanh bằng phư­ơng pháp kích thích sớm với một hoặc nhiều khoảng ghép.

         

Hình 2: kích thích nhĩ sớm dần tìm bằng chứng dẫn truyền kép qua nút nhĩ thất (bước nhảy nhĩ-thất). Với S1S1: 500 ms và S1S2: 280 ms, khoảng AH là 250 ms; với S1S2: 280 ms, khoảng AH tăng lên 360 ms. Như vậy bước nhảy HA: 360 ms -250 ms = 110 ms.


III.  Kích thích nhĩ với tần số cố định 8 nhịp
Còn gọi là phương pháp Narula. Ph­ương pháp này dựa trên nguyên tắc kích thích nhĩ với tần số cao hơn tần số tim cơ sở 10 nhịp/ phút, mỗi lần kích thích liền 8 nhịp rồi ngừng. Phương pháp Narula cho phép tính toán thời gian dẫn truyền xoang nhĩ (tDTXN), theo công thức sau:
tDTXN =  (A2A3 – A1A1)/ 2
Trong đó: A2A3 là thời gian từ xung kích thích cuối cùng đến sóng P xoang đầu tiên sau khi ngừng kích thích; A1A1 là thời gian của khoảng PP cơ sở.

               

                                        Hình 3: Kích thích nhĩ và tính thời gian dẫn truyền xoang nhĩ

Theo tapchi.vnha

PK ĐỨC TÍN

 

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua google bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua twitter bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua MySpace bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua LinkedIn bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua stumbleupon bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua icio bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua digg bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua yahoo bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua yahoo bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua yahoo bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim Chia sẽ qua yahoo bài: Kích thích nhĩ có chương trình (programmed stimulation) trong thăm dò điện sinh lý tim

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP