I. Kích thích thất với tần số tăng dần
- Bắt đầu với tần số kích thích thất cao hơn tần số tim cơ sở ít nhất 10 nhịp/ phút. Sau đó tăng dần tần số kích thích mỗi lần 10 nhịp/ phút hoặc thời gian chu kỳ kích thích sau ngắn hơn chu kỳ trước 10 - 20ms. Ngừng kích thích khi thời gian chu kỳ kích thích giảm đến 300 ms. Thời gian chu kỳ kích thích có thể ngắn hơn 300 ms trong một số trường hợp như để đánh giá mức độ dẫn truyền ngược của đường dẫn truyền phụ nhĩ-thất.
-
Đáp ứng bình thường với phương pháp kích thích thất với tần số tăng dần là thời gian dẫn truyền thất-nhĩ kéo dài dần rồi xuất hiện blốc thất-nhĩ chiều ngược. Kiểu blốc dẫn truyền thất nhĩ (V-A) có thể là chu kỳ Wenckebach hoặc mức cao hơn. Blốc thất-nhĩ kiểu chu kỳ Wenckebach thường biểu thị sự chậm trễ dẫn truyền trong nút nhĩ thất.
- Phương pháp kích thích thất với tần số tăng dần cho phép đánh giá:
+ Mức blốc thất-nhĩ qua đường dẫn truyền His-Purkinje-nút nhĩ thất.
+ Gây cơn tim nhanh thất, tim nhanh vào lại nhĩ thất.
+ Xác định sự tồn tại đường dẫn truyền phụ nhĩ thất và điểm blốc dẫn truyền chiều ngược thất-nhĩ qua đường dẫn truyền phụ.
Hình 1: Kích thích thất sớm dần với S1S1: 300 ms gây phân ly thất-nhĩ
II. Kích thích thất với mức độ sớm dần
- Kích thích thất sớm dần cũng được thực hiện giống như kích thích nhĩ sớm dần theo 2 phương pháp: (1) Kích thích thất sớm trên cơ sở nhận cảm thất (sensed extra stimulus): máy kích thích nhận cảm nhịp cơ sở, sau 8 nhịp sẽ phát ra một xung sớm và khoảng ghép của xung sớm này giảm dần 10 - 20ms cho đến khi cơ thất trơ, hoặc (2) kích thích thất sớm trên cơ sở tạo nhịp thất (paced extra stimulus): thường được tiến hành với 2 chu kỳ tạo nhịp thất là 600 ms (S1) trong 8 nhịp và 400 ms (S2), S1S2 giảm dần 10 - 20 ms cho đến khi cơ thất trơ.
- Ngoài ra, còn có phương pháp kích thích thất sớm với nhiều khoảng ghép V2, V3, V4. Trong đó, V2: xung kích thích thất sớm thứ nhất; V3: xung kích thích thất sớm thứ hai và V4: xung kích thích thất sớm thứ 3 với khoảng ghép V1V2 > V2V3 > V3V4 (V1: xung tạo nhịp thất cơ sở).
Phương pháp kích thích thất sớm dần cho phép đánh giá:
+ Xác định thời gian trơ hiệu quả cơ thất: là khoảng ghép dài nhất mà cơ thất không đáp ứng với xung kích thích sớm.
+ Gây các cơn tim nhanh thất, tim nhanh vào lại nhĩ-thất
+ Xác định thời gian trơ của đường phụ theo chiều ngược hoặc thời gian trơ của bó His theo chiều ngược.
Hình 2: Kích thích thất sớm dần xác định thời gian trơ hiệu quả cơ thất. S1S2: 220 ms (trái) vẫn còn gây sóng khử cực thất; S1S2: 200 ms (phải) không còn gây sóng khử cực thất. Như vậy thời gian trơ hiệu quả cơ thất là 200 ms.
Hình 3: Kích thích thất sớm dần gây cơn tim nhanh thất
Theo tapchi.vnha
PK ĐỨC TÍN
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389