1.Các dấu hiệu lâm sàng
Đánh giá ban đầu bao gồm hỏi và khám bệnh nhanh, tập trung đánh giá dấu hiệu và triệu chứng suy tim cũng như các yếu tố thúc đẩy và bệnh kết hợp:
- Bệnh nhân thường có thở nhanh và co kéo cơ hô hấp phụ.
- Khám phổi thường có rale chứng tỏ phù phổi mô kẽ và có thể có tiếng wheezing. Tuy nhiên không có rale ở phổi không loại trừ suy tim cấp.
- Thường có nhịp tim nhanh và THA.
- Có thể phát hiện tiếng T3, T4 và âm thổi mới.
- Đánh giá tưới máu hệ thống. Thường chia làm 3 nhóm, HA tăng, HA bình thường, HA thấp để có chiến lược xử trí phù hợp (xem dưới). Nếu giảm HA có thể chứng tỏ suy chức năng tim nặng và đe dọa shock tim. Tuy nhiên, HA bình thường vẫn có thể làm tưới máu hệ thống không thích hợp do sức cảnh mạch hệ thống tăng cao. Lạnh chi và rịn mồ hôi chứng tỏ cung lượng tim thấp và tưới máu không thích hợp.
- Đánh giá tình trạng thể tích. Tĩnh mạch cổ nổi có thể phản ánh tăng áp lực đổ đầy bên phải do suy chức năng tim phải hay trái. Phù chi thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử suy tim.
2.Đánh giá cận lâm sàng
a.ECG
- Giúp xác định nguyên nhân hay yếu tố thúc đẩy suy tim như phì đại thất trái, bất thường nhĩ trái, thiếu máu cơ tim hay NMCT, loạn nhịp nặng.
- Các bất thường ECG bổ sung khác có thể có trong các đợt suy tim cấp như sóng T âm, QT dài, T đảo toàn bộ. Các bất thường này thường hết trong 1 tuần và có thể không có kết hợp với tăng tỷ lệ tử vong trong bệnh viện. Nguyên nhân của những thay đổi này gồm thiếu máu dưới nội mạc do tăng sức căng thành, áp lực cuối tâm trương thất trái tăng, hay giảm lưu lượng vành; tăng cấp tính trương lực giao cảm; tăng bất đồng bộ điện học do tổn thương cơ tim hay phì đại vào các đợt thiếu máu cục bộ, rối loạn chuyển hóa.
b.X quang
- Hình ảnh X quang có thể thay đổi từ tái phân bố mạch máu phổi tới đặc hiệu phù mô kẽ lan tỏa 2 bên. Điển hình suy tim có hình ảnh phù phổi cánh bướm.
- Phù phổi một bên là rất hiếm (< 2%) và do hở 2 lá không đối xứng.
- Tràn dịch màng phổi có thể có hoặc không.
- X quang phổi bình thường không loại trừ suy tim cấp.
c.XN máu
- Ngoài các XN cơ bản, cần làm các XN sau để giúp chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt, theo dõi và tiên lượng:
+ Khí máu động mạch, đo độ bão hòa O2
+ Troponin nếu nghi ngờ bệnh nhân bị ACS. Tuy nhiên cần nhớ là tăng Troponin trong suy tim cấp có thể do hậu quả của thiếu máu cơ tim dưới nội mạc, chết tế bào theo chương trình, tăng nhu cầu O2 cơ tim. Do vậy, nên thận trọng khi kết luận bị ACS ở bệnh nhân suy tim cấp.
+ BNP và NT-proBNP: là rất cần thiết, đặc biệt ở những trường hợp nguyên nhân khó thở không rõ ràng.
d.Siêu âm tim và các test hình ảnh khác
- Giúp chẩn đoán và phân loại suy tim, tìm nguyên nhân suy tim, đánh giá buồng thất, tình trạng van tim, vận động vùng, màng tim, áp lực ĐMP.
- Ở bệnh nhân ADHF và NMCT, siêu âm tim phải thực hiện sớm để xác định chức năng thất trái và phải, cũng như loại trừ biến chứng cơ học của NMCT.
e.Xét nghiệm đặc biệt khác khi cần (chức năng tuyến giáp, cortisol…)
Chỉ định theo dõi catheter động mạch phổi (Swan-Ganz):
- OAP đáp ứng kém với điều trị ban đầu
- Shock tim không đáp ứng với điều trị ban đầu
- Điều trị theo cá thể ở bệnh nhân suy tim mạn mất bù cấp kháng trị
- Cần trả lời câu hỏi về tình trạng thể tích
- Cần loại bỏ phù phổi không do tim
f.Áp lực động mạch xâm lấn
- Nếu do shock tim (class I)
- Phù phổi, suy tim mạn mất bù cấp kháng trị (class II)
g.Thông tim/chụp mạch vành : nếu nghi ngờ NMCT.
Theo timmachhoc.com
PK ĐỨC TÍN
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389