Đánh giá ban đầu bão điện (P.2)
Ngày 23/07/2016 08:56 | Lượt xem: 1318

Chăm sóc bệnh nhân có cơn bão điện bắt đầu bằng việc chẩn đoán chính xác tình trạng loạn nhịp lâm sàng. Ở những bệnh nhân có blốc bó nhánh, kích thích sớm (hội chứng Wolff-Parkinson-White), 

hoặc dẫn truyền lệch hướng liên quan đến tần số, nhịp nhanh trên thất (SVT) có thể giống nhịp nhanh thất (VT). Sự khác biệt của VT với SVT có dẫn truyền lệch hướng đã được Wellens, Kindwall, Brugada và các cộng sự mô tả. Người ta đã nhấn mạnh mạnh mẽ tình trạng huyết động của bệnh nhân không phải là hữu ích trong việc phân biệt giữa VT và SVT. Bệnh nhân có thể có triệu chứng VT tối thiểu nên dễ chẩn đoán nhầm với SVT có dẫn truyền lệch hướng. Vì lý do này, nhịp tim nhanh phức bộ thất rộng không rõ ràng nên được coi là VT, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh tim thực thể. Nếu quy tắc này được tuân theo, việc chẩn đoán cơn bão điện sẽ được chính xác trong 80% của tất cả các bệnh nhân có nhịp tim nhanh và trong 95% những người đã có MI trước

Hơn nữa, điều trị VT như SVT (bằng cách sử dụng các thuốc chẹn kênh calci hoặc adenosine) có thể thúc đẩy ngừng tim, trong khi SVT có thể giải quyết được bằng điều trị như VT. Nếu ngừng tim gây ra do bão điện từ VT, điều quan trọng là kết hợp tất cả các khía cạnh về chăm sóc tích cực trong tình trạng cấp tính này. Những yếu tố này bao gồm điều trị nhanh chóng khai thông đường hô hấp bị tổn thương, nhịp chậm sau sốc, hạ huyết áp, thiếu máu cục bộ và khử rung tim các bệnh nhân không ổn định về huyết động và có triệu chứng. Phương pháp điều trị đồng thời thường cần thiết. Những bệnh nhân có chức năng tâm thu giảm hoặc VT nhanh có thể đòi hỏi nhiều chuyển nhịp bằng điện hoặc sốc điện. Khi tình trạng huyết động ổn định, thuốc chống loạn nhịp có thể được đưa ra như là một test thử. Nếu điều trị nội khoa không thành công, cần chỉ định sốc dưới nền của thuốc an thần.

Bệnh nhân có biểu hiện VT hoặc VF trơ thường có nền bệnh tim cấu trúc và suy thận. Các yếu tố nguy cơ khác cho cơn bão điện bao gồm tuổi cao, nam giới, phân suất tống máu thấp (LVEF) và suy tim NYHA III hoặc IV. Các thuốc chống loạn nhịp có thể thúc đẩy bão điện. Đáng chú ý, người nhận ICD có bệnh tiểu đường và bệnh nhân đang dùng thuốc hạ lipid máu có một tỷ lệ cơn bão điện thấp hơn.

Bước quan trọng trong việc đánh giá tình trạng này là xác định và đảo ngược các yếu tố nguyên nhân của cơn bão điện. Các thúc đẩy cụ thể bao gồm thiếu máu cục bộ cấp tính, suy tim xấu đi hoặc mất bù cấp, hạ kali máu, hạ magie máu, các thuốc chống loạn nhịp, cường giáp và nhiễm trùng hoặc sốt. Đầy bụng, có thể là một yếu tố thúc đẩy VT hoặc VF ở bệnh nhân Brugada. Ở ca lâm sàng trên yếu tố đầy bụng đã được nhận thấy sau mỗi lần sốc định do xuất hiện VT hoặc VF.Thiếu máu cơ tim cục bộ tiến triển, suy tim mất bù và sự mất cân bằng điện giải nên được xử tích cực. Bệnh nhân thường có lo lắng nghiêm trọng và tăng nồng độ catecholamine dẫn đến có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng và kéo dài cơn bão điện. Nhiều yếu tố ảnh hưởng có thể hiện diện và sự tương tác phức tạp lên đến đỉnh cao trong một cơn bão điện còn chưa được hiểu biết rõ ràng.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua google bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua icio bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua digg bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá ban đầu bão điện (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP