American College of Chest Physicians (CHEST) và Canadian Thoracic Society (CTS) hợp tác soạn ra hướng dẫn ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD (AECOPD) hữu dụng trong thực hành lâm sàng. Hầu hết các guideline gần đây đều chú trọng vào chẩn đoán và đánh giá COPD, quản lý COPD ổn định, quản lý đợt cấp COPD mà còn thiếu phần quan trọng là ngăn ngừa AECOPD.
Nhu cầu đi lại, nhất là đi lại bằng máy bay ở bệnh nhân BPTNMT là một nhu cầu thật sự, không chỉ là nhu cầu đi du lịch, thăm viếng bạn bè người thân mà còn giúp cho người bệnh có thể sống chung với bệnh một cách năng động và tự chủ. Tuy nhiên, để có thể được an toàn trong suốt chuyến bay, người bệnh cần được xem xét đánh giá cẩn thận các nguy cơ và có những hướng dẫn thích hợp.
TÓM TẮT
Hội chứng chồng lấp hen-COPD (ACOS) được đặc trưng bởi giới hạn luồng khí không hồi phục; bệnh nhân vừa có vài triệu chứng của bệnh hen vừa có vài triệu chứng của bệnh COPD. ACOS có thể là một kiểu hình đặc biệt của một nhóm bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính, trong đó hen và COPD là hai thái cực của nhóm bệnh này.
Tóm tắt:
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một diễn biến thường gặp của BPTNMT và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh như suy giảm chất lượng cuộc sống, sụt giảm nhanh chức năng hô hấp, chiếm phần lớn chi phí điểu trị bệnh và là nguyên nhân gây tử vong chính cho bệnh nhân.
COPD với tiếng Anh là “D” (disease - bệnh) và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong tiếng Việt đều nhìn nhận COPD là một bệnh. Với những phân tích như ở trên, COPD cần được xem là biểu hiện rối loạn chức năng (Disorder) của ít nhất hai dạng bệnh lý: nhu mô phổi và đường thở nhỏ trên nền tảng của tình trạng đáp ứng miễn dịch và viêm mạn tính, biểu hiện khác nhau giữa cá thể này với cá thể khác.
Trên bệnh nhân hút thuốc lá ở cùng một mức độ tắc nghẽn, các biến đổi của nhu mô xảy ra theo hai dạng hoàn toàn khác nhau: khí phế thũng ưu thế trung tâm tiểu thùy và khí phế thũng toàn bộ tiểu thùy. Hai dạng này có thể biểu hiện khá đơn độc hoặc chồng lấp với ưu thế rõ ràng của từng dạng.
COPD được định nghĩa bằng tình trạng tắc nghẽn luồng khí thở (airflow obstruction) vẫn tồn tại sau khi sử dụng thuốc dãn phế quản, tỷ lệ FEV1 (thể tích thở ra gắng sức trong một giây đầu) / FVC (dung tích sống gắng sức) sau sử dụng thuốc < 0,7. Tỷ lệ này có thể hồi phục so với trước sử dụng thuốc và theo thời gian nhưng không hoàn toàn và thông thường là tiến triển xấu dần.
Thuốc giãn phế quản: Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hay dài đều giúp cải thiện căng phồng phổi quá mức tĩnh và động, cải thiện IC lúc vận động, giảm khó thở và tăng khả năng gắng sức. Một số nghiên cứu còn cho thấy thuốc giãn phế quản giúp giảm thể tích phổi cuối thì thở ra liên quan chặt chẽ với giảm triệu chứng và tăng khả năng gắng sức của người bệnh hơn so với thay đổi FEV1.
Nhiều nghiên cứu gần đây trên dân số bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) cho thấy các biến số như mức khó thở, khả năng gắng sức, căng phồng phổi là yếu tố dự đoán tốt hơn FEV1. Kiểu hình khí phế thủng & căng phồng phổi quá mức được định hình là một nhóm bệnh nhân BPTNMT với những đặc trưng về lâm sàng, cận lâm sàng, có tỉ lệ tử vong cao và có những lưu ý khác biệt trong điều trị.
1. BỆNH ÁN LÂM SÀNG:
1.1.Trường hợp 1: bệnh nhi VVT, nam, 2 tuổi, nhập viện ngày 29/04/2014 vì sốt, ho, khò khè kéo dài.
Bệnh nhi ho, khò khè nhiều, khó thở, sốt nhẹ từ 4 ngày trước nhập viện. Nhập viện bệnh viện tỉnh điều trị với chẩn đoán hen cơn nặng-bậc 3- bội nhiễm trong 22 ngày với nhiều loại kháng sinh, corticoid, giãn phế quản, MgSO4 TMC.
Chúng ta đều nhận thức được sự liên kết không thể tách rời giữa thực hành y khoa và những tiến bộ khoa học. Nếu khoảng thời gian giữa những khám phá sinh học và ứng dụng của chúng trong y khoa thường phải rất dài, khoảng cách này đôi khi có thể được rút ngắn đáng kể qua các dự án nghiên cứu gọi là "tịnh tiến", từ khoa học cơ bản đến giường bệnh.
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: u khí quản nguyên phát chủ yếu là bệnh lý ác tính, hay gặp là carcinoma (tế bào gai, tuyến). Bệnh gây chèn lấp khí quản đòi hỏi phải được phẫu thuật tái tạo khí quản đồng thời giải quyết bệnh lý ung thư của khí quản. Ở những khối u lớn dự báo sẽ mất đoạn khí quản lớn, việc tái tạo khí quản sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể thất bại ngay trong mổ, ngay sau mổ hoặc một thời gian sau mổ.
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389