U nhầy nhĩ trái là bệnh hiếm gặp và chỉ được phẫu thuật cắt u dưới tuần hoàn ngoài cơ thể, nên ở Việt Nam, có rất ít những báo cáo đầy đủ về u nhầy nhĩ trái, mà chỉ có thông báo những trường hợp đơn lẻ u nhầy nhĩ trái ở các Bệnh viện có mổ tim hở
Nhịp xoắn đỉnh là một loại nhịp tim, tần số nhanh từ 200-250 lần/phút, xuất hiện từng cơn, bắt nguồn từ cơ thất, phức bộ QRS biến dạng, có thể gây cho bệnh nhân lịm, ngất, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tử vong
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm trùng màng trong tim, tổn thương chủ yếu là các van tim, nhưng lớp nội mạc của các mạch máu lớn cũng bị tổn thương trong bối cảnh lâm sàng chung. Bệnh do nhiều tác nhân gây bệnh và nhiều đường vào khác nhau cuối cùng khu trú ở nội tâm mạc, tổn thương với đặc trưng là loét và sùi nhất là các van tim, đứng hàng đầu là van 2 lá rồi đến van động mạch chủ. Van 3 lá ít gặp hơn và thường trên cơ địa đặc biệt.
Hai mục tiêu chính của điều trị CĐTN ổn định là:
-Phòng ngừa NMCT và tử vong, do đó kéo dài đời sống.
-Giảm triệu chứng cơ năng (tăng chất lượng cuộc sống).
Sốc điện ngoài lồng ngực (thường được gọi là sốc điện) là một quy trình kỹ thuật nhằm phóng ra một luồng điện có năng lượng cao từ máy khử rung (defibrillator) đi qua lồng ngực người bệnh để phục hồi nhịp xoang khi người bệnh bị loạn nhịp tim (cụ thể trong trường hợp này là người bệnh bị rung nhĩ).
Nhịp nhanh thất có thể làm giảm cung lượng tim với hậu quả là huyết áp thấp, sự suy sụp, và suy tim cấp tính. Điều này là do nhịp tim bị suy và thiếu phối hợp co tâm nhĩ
Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim kéo dài phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ độc lập của đột quỵ và tử vong. Tỉ lệ hiện mắc rung nhĩ tăng theo tuổi, gấp đôi mỗi thập niên sau 50 tuổi và đạt 10% ở những người ≥ 80 tuổi.
Nhồi máu cơ tim là hậu quả nặng nề từ việc một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị tắc do mảng xơ vữa hoặc huyết khối, nhồi máu cơ tim để lại nhiều biến chứng được chia thành biến chứng sớm, biến chứng thứ phát và biến chứng muộn. Việc xử trí tốt biến chứng sớm sẽ rất có lợi, giảm tỉ lệ tử vong và các di chứng.
THA hiện nay vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm không những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn do những ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống BN. Tỉ lệ kiểm soát được HA khoảng dưới 30% ngay cả ở các nước phát triển.
Tắc lại stent là một biến chứng nghiêm trọng sau thủ thuật can thiệp mạch vành, với tỉ lệ nhồi máu cơ tim và tử vong cao. Để chẩn đoán huyết khối gây tắc lại stent, hiện nay người ta dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Nghiên cứu hàn lâm (Academic Research Consortium, ARC), theo đó tắc lại stent được phân loại dựa theo thời điểm xuất hiện sau can thiệp mạch vành, và bằng chứng của huyết khối.
Đặt stent mạch vành là biện pháp hữu hiệu đối với người bệnh bị tắc nghẽn động mạch vành. Tuy nhiên, đặt stent mạch vành để giải quyết vị trí tắc nghẽn của dòng máu mạch vành chứ không giúp chấm dứt tình trạng xơ vữa động mạch. Do vậy, cần có chế độ chăm sóc bệnh nhân đặt stent mạch vành phù hợp nhất là tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Theo các bác sĩ Tim mạch, bệnh rối loạn mỡ máu – cao huyết áp thường đi kèm với nhau và làm tăng nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm. Ít người biết điều này nên khi mắc một trong hai bệnh đều không đi khám và chữa trị sớm.
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389