Thử nghiệm RIVER cho thấy rivaroxaban không thua kém warfarin trong việc ngăn ngừa các biến cố huyết khối thuyên tắc ở bệnh nhân rung nhĩ/cuồng nhĩ (AF/AFL) và van hai lá sinh học.
Tăng co bóp cơ tim là bất thường sinh lý bệnh chính trong bệnh cơ tim phì đại, và là yếu tố quyết định chính của tắc nghẽn động đường ra thất trái (LVOT). Các lựa chọn thuốc hiện có cho bệnh cơ tim phì đại không thích hợp hoặc dung nạp kém và không đặc hiệu cho bệnh. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả và tính an toàn của mavacamten, một chất đầu tiên trong nhóm ức chế myosin tim, trong bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn có triệu chứng.
Thuốc ức chế đồng vận natri-glucose (natri-glucose cotransporter 2 – SGLT2) làm giảm nguy cơ nhập viện vì suy tim ở bệnh nhân bất kể có hay không có bệnh đái tháo đường. Cần có thêm bằng chứng về tác dụng của những thuốc này trên phổ rộng bệnh nhân suy tim, bao gồm cả những người có phân suất tống máu giảm rõ rệt.
Thuốc hạ áp nào phù hợp để điều trị THA ở NCT?
Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin, thuốc ức chế canxi và thuốc chẹn beta đều cho thấy lợi ích trên kết cục bệnh tim mạch trong các thử nghiệm ngẫu nhiên giữa các nhóm bệnh nhân NCT.
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lí rất phổ biến ở người cao tuổi (NCT) và là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tật và tử vong ở mọi lứa tuổi, bao gồm người rất cao tuổi. THA ở bệnh nhân trung niên và ở NCT khác nhau về tần suất lưu hành, sinh lý bệnh, mục tiêu và hướng điều trị. THA ở NCT chủ yếu là tăng huyết áp tâm thu (HATT). Điều trị THA ở NCT khó khăn hơn rất nhiều và 90% thất bại trong điều trị là do không kiểm soát được tăng HATT.
Phục hồi chức năng (PHCN) tim mạch là tiến trình khôi phục lại cho một cá nhân có bệnh lý tim mạch đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người đó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, PHCN là các hoạt động đòi hỏi để đảm bảo cho bệnh nhân tim mạch đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội để họ có thể tự cố gắng đạt được một vị trí trong cộng đồng và tiến đến một cuộc sống tích cực.
Phục hồi chức năng (PHCN) tim mạch là tiến trình khôi phục lại cho một cá nhân có bệnh lý tim mạch đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người đó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, PHCN là các hoạt động đòi hỏi để đảm bảo cho bệnh nhân tim mạch đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội để họ có thể tự cố gắng đạt được một vị trí trong cộng đồng và tiến đến một cuộc sống tích cực.
- BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Là tình trạng cấp cứu, do rách lớp nội mạc tạo thông nối hay khối máu tụ giữa lớp nội mạc và lớp giữa của thành ĐMC, hình thành lòng thật và lòng giả (xem thêm phác đồ 12). Được gọi là cấp nếu xuất hiện < 14 ngày, bán cấp nếu 15-90 ngày và mạn nếu > 90 ngày.
- PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
1.1. Phình động mạch chủ ngực:
Tần suất phình động mạch chủ (ĐMC) ngực 6-10 trường hợp/100 000 bệnh nhân mỗi năm. Gặp ở nam gấp 2 lần nữ. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu, chiếm hơn 60% các trường hợp. Khoảng 25% trường hợp có phình động mạch chủ bụng đi kèm.
Vấn đề mấu chốt trong việc đánh giá bệnh nhân ERP là đánh giá nguy cơ tương đối của nó để phát triển VF / SCD. Phát hiện ngẫu nhiên của sóng J trong sàng lọc thường quy ECG không nên được hiểu là dấu hiệu nguy cơ của SCD vì tỷ lệ mắc bệnh gây tử vong này là khoảng 1: 10.000 (Viskin, 2014).
Suy thất (P) cấp có thể được định nghĩa là hội chứng với sung huyết hệ thống tiến triển nhanh chóng do suy đổ đầy và/hoặc giảm cung lượng thất (P). Suy thất (P) cấp thường kết hợp với tăng hậu tải hoặc tiền tải thất (P) và dẫn đến hậu quả dãn buồng thất (P) và hở van ba lá (hình 1).
Suy thất (P) cấp có thể được định nghĩa là hội chứng với sung huyết hệ thống tiến triển nhanh chóng do suy đổ đầy và/hoặc giảm cung lượng thất (P). Suy thất (P) cấp thường kết hợp với tăng hậu tải hoặc tiền tải thất (P) và dẫn đến hậu quả dãn buồng thất (P) và hở van ba lá (hình 1).
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389