Stent-Graft là một trong những phương pháp điều trị bệnh lý động mạch chủ hiện đại nhất và an toàn cao hơn hẳn phương pháp mổ hở thông thường. Stent Graft phù hợp với hầu hết các bệnh nhân phình động mạch chủ, kể cả những bệnh nhân lớn tuổi có phình động mạch chủ kích thước lớn đi kèm nhiều bệnh lý phức tạp.
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò...
Phương pháp can thiệp nội mạch đơn thuần đã thành công khi tái tưới máu chi dưới đạt kết quả cao, với tỷ lệ thành công 95.9%. Kết quả ở giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, lần lượt chiếm 95.45% và 91.17%.
Bệnh Raynaud là một vấn đề mà nguyên nhân do một số khu vực của cơ thể - chẳng hạn như ngón tay, ngón chân, chóp mũi và tai - cảm thấy tê và dị cảm để đáp ứng với nhiệt độ lạnh hoặc căng thẳng. Trong bệnh Raynaud, các động mạch nhỏ cung cấp máu cho da bị thu hẹp, hạn chế lưu thông máu đến các khu vực bị ảnh hưởng.
Với lối sống vội vả, lao động trong môi trường áp lực cao, thời gian lao động kéo dài đã đẩy con người đến bờ vực của bệnh tật mà không hề hay biết. Suy tĩnh mạch xảy ra trên những bệnh nhân có lối sống đứng nhiều, đi nhiều và ngồi nhiều...Đặc biệt, cơ địa có huyết khối tĩnh mạch là một trong những yếu tố thúc đẩy diễn tiến của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.
Cơn thoáng thiếu máu não ( TIA - Transient Ischemic Attack ) là tình trạng thiếu máu nuôi não cấp gây nên chóng mặt, nhức đầu và yếu liệt nửa người, mờ mắt ... tất cả xảy ra trong 24 giờ tự hồi phục. Tuy nhiên, đây là tình trạng cảnh báo cho một cơn đột quỵ não sẽ xảy ra. Hầu hết nguyên nhân là do bệnh lý của động mạch cảnh.
Phình ĐMC ngực được phân loại theo các đoạn của ĐMC: ĐMC lên, quai ĐMC hay ĐMC xuống. Phình ĐMC lên hay gặp nhất chiếm khoảng 60% các trường hợp, sau đó là phình ĐMC xuống 40% các trường hợp, trong khi phình quai ĐMC chỉ chiếm 10% và phình ĐMC ngực – bụng chiếm 10%.
Bệnh lý động mạch ngoại biên là bệnh thường do xơ vữa thành mạch. Bệnh khi có triệu chứng thường là nặng. Chỉ có khoảng 10 – 30 %. Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng đau cách hồi. Ngoài ra, bệnh diễn tiến nặng còn có các triệu chứng như loét, hoại tử. Bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đã ảnh hưởng đến kinh tế y tế của đất nước.
Ở các nước tiên tiến như tại châu Âu, Mỹ..., bệnh lý tĩnh mạch có một ý nghĩa y tế - xã hội khá quan trọng vì rất thường gặp. Theo các thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% nữ giới ở tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc.
Bệnh lý phình động mạch chủ bụng là bệnh lý mang tính chất ngoại khoa hoặc theo dõi nội khoa nghiêm ngặt. Bệnh có những biến chứng gây tử vong.
Bệnh lý cục máu đông làm tắc tĩnh mạch đang ngày càng nhiều ở nước ta. Với các phương tiện cao cấp và phương pháp điều trị ngày một tiến bộ đã giải quyết tốt hơn những triệu chứng và đề phòng biến chứng của bệnh lý này.
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lý tắc hẹp động mạch mạn tính chi dưới. Phẫu thuật đơn thuần là phương pháp cổ điển, can thiệp mạch là phương pháp mới ít xâm lấn. Phương pháp nào cũng có những ưu khuyết điểm riêng. Phương pháp phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch ( hybrid procedures) là hướng đi mới, đem lại nhiều triển vọng trên nhóm bệnh tắc mạch mạn tính chi dưới.
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389