3. THĂM DÒ CẬN LÂM SÀNG
3.1. Điện tâm đồ
Điện tâm đồ thường có dày nhĩ trái (80%) và phì đại thất trái (85%). Rối loạn nhịp ít khi xảy ra, chủ yếu ở giai đoạn cuối và đa số là rung nhĩ, nhất là khi có kèm bệnh van 2 lá. Bloc nhĩ thất có thể gặp khi có ápxe vòng van biến chứng của viêm nội tâm mạc.
Hẹp van động mạch chủ (HC) là nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc nghẽn đường tống máu của thất trái. Các nguyên nhân khác bao gồm hẹp dưới van động mạch chủ do màng xơ, hẹp dưới van động mạch chủ do cơ tim phì đại và hẹp trên van động mạch chủ.
3. CAN THIỆP CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở MỨC ĐỘ CÁ THỂ
3.1 Thay đổi hành vi
Các phương pháp hành vi nhận thức có hiệu quả trong hỗ trợ mọi người thực hiện lối sống lành mạnh. Các chiến lược hành vi - nhận thức (như phỏng vấn tạo động lực) tăng cường thay đổi lối sống được khuyến cáo (MĐKC: I, MĐCC: A). Các chuyên gia y tế đa chuyên ngành (như điều dưỡng, tiết chế viên, nhà tâm lý học) cần tham gia thúc đẩy sự thay đổi hành vi.
3. Sinh bệnh học biến cố tim mạch đáp ứng với tăng huyết áp động mạch trung tâm
Huyết áp trên hệ thống động mạch khác nhau do sự khác biệt của tình trạng cứng mạch và tác động của sóng phản hồi. Hơn nữa, huyết áp trung tâm mới gây tác động trực tiếp trên cơ quan đích chứ không phải huyết áp ngoại biên. Chứng cứ ủng hộ huyết áp trung tâm là một yếu tố dự đoán nguy cơ tim mạch mạnh hơn huyết áp ngoại biên ngày càng rõ ràng.
1. Định nghĩa
Cứng mạch (Arterial stiffness) là một đặc tính cơ bản và quan trọng của thành động mạch bởi 3 lý do sau:
Thứ nhất, đặc tính đàn hồi giúp thành động mạch hấp thu năng lượng trong giai đoạn tống máu kì tâm thu và phản hồi trở lại trong kì tâm trương, qua đó, duy trì huyết áp tâm trương và đảm bảo dòng máu liên tục đến mô trong suốt chu chuyển tim.
1. ĐẠI CƯƠNG
Dự phòng bệnh tim mạch là chuỗi các hoạt động phối hợp ở mức độ dân số hoặc cá thể nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tim mạch và tàn tật.
5. ĐIỀU TRỊ
Lựa chọn phương hướng điều trị: chủ yếu là phải xác định nguyên nhân, ổn định tình trạng huyết động, xác định nhu cầu và thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào bệnh cảnh HoC cấp tính, HoC mạn tính, còn bù hoặc mất bù.
2.4. HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT THA
Mặc dù, tỉ lệ THA và các biến chứng phối hợp với nó ngày càng tăng nhưng việc kiểm soát bệnh vẫn chưa đầy đủ, chỉ có 34% số người bị THA có HA dưới mức chấp nhận, định nghĩa là dưới 140/90 mmHg (Chobanian, 2003).
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề toàn cầu, nó ảnh hưởng trên 50 triệu người Mỹ và khoảng 1 tỉ người trên thế giới, ước tính khoảng 1-2% sẽ bị THA cấp cứu một vài lần trong đời (Papadopoulus, 2010). Điều trị THA là một trong những lí do sử dụng thuốc theo toa bác sĩ nhiều nhất tại Mỹ.
3. THĂM DÒ CẬN LÂM SÀNG
3.1. Điện tâm đồ
Hình ảnh điển hình là dày thất trái, T cao và rối loạn nhịp nhĩ. Dạng rối loạn nhịp nhĩ hay gặp nhất là rung nhĩ, nhất là khi có bệnh van 2 lá phối hợp. Bloc dẫn truyền các mức độ có thể gặp khi áp xe vòng van ĐMC.
Hở van động mạch chủ (HoC) có thể chia thành 2 loại: cấp tính và mạn tính. HoC mạn thường do van đóng không kín vì bờ của lá van bị dầy lên và cuộn lại, hoặc do dãn vòng van - gốc động mạch chủ (ĐMC) hoặc cả hai.
5.2. Nong van bằng bóng qua da
Nong van bằng bóng qua da là kỹ thuật đưa ống thông đầu có bóng từ tĩnh mạch chủ dưới vào nhĩ phải, chọc qua vách liên nhĩ sang nhĩ trái rồi lái xuống thất trái. Khi ở ngang mức van 2 lá, bóng sẽ được bơm lên-xuống dần theo từng cỡ tăng dần để làm nở phần eo của bóng gây tách hai mép van cho đến khi kết quả nong van đạt như ý muốn. Nong van 2 lá qua da (NVHL) là phương pháp hàng đầu để điều trị HHL trên toàn thế giới và đây là thủ thuật chiếm vị trí thứ 2 (về số lượng cũng như ý nghĩa) trong can thiệp tim mạch. Tại Việt Nam, NVHL bắt đầu từ 1997, đến nay đã trở thành phương pháp điều trị thường quy.
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389